Văn hóa công sở là phải phục vụ nhân dân tốt hơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng nay, 26/2, chủ trì phiên họp của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng nhấn mạnh ý nghĩa của phát động phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở trong năm “bứt phá” 2019.

 
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương. Ảnh: VGP/Quang Hiếu



Phiên họp nhằm đánh giá thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 của Hội đồng.

Năm 2018, Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng cho 65.702 trường hợp. Trong tổng số cá nhân được khen hưởng nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, tỷ lệ khen thưởng chuyên đề, đột xuất chiếm 1,2%; khen thưởng công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp công tác chiếm 21% tổng số cá nhân được khen thưởng.

Tại phiên họp, các thành viên đóng góp ý kiến vào việc tổ chức phát động phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở, cuộc thi viết về gương “người tốt, việc tốt”, các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước năm 2019.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, công tác thi đua, khen thưởng đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2018. Nổi bật là các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc được tổ chức trang trọng, thiết thực, tạo không khí sôi nổi, rộng khắp trong cả nước. Các phong trào thi đua được triển khai bài bản, khoa học, có tiêu chí, nội dung cụ thể, rõ ràng. Công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến có bước chuyển biến bước đầu quan trọng, là điểm sáng của năm 2018. Công tác khen thưởng được triển khai kịp thời và rất ít xảy ra sơ suất.

Về mặt hạn chế, Thủ tướng cho rằng, một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm sâu sắc. Có nơi phong trào thi đua chưa bám sát nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, có nơi “giao khoán” cho ban thi đua-khen thưởng. Công tác nhân rộng điển hình tiên tiến ở một số nơi còn hạn chế. Khen thưởng trực tiếp người lao động được cải thiện hơn nhiều nhưng thực sự chưa tạo hiệu ứng sâu rộng.


 

 Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ảnh: VGP/Quang Hiếu



Nhấn mạnh phương châm hành động “12 chữ” năm 2019 của Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu công tác thi đua-khen thưởng cần tập trung vào việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để thiết thực kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Người, coi đây là nhiệm vụ rất quan trọng.

Các phong trào thi đua phải thiết thực, có tiêu chí rõ ràng, cụ thể gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan đơn vị, đi liền với đó là công tác đôn đốc kiểm tra, tổ chức phong trào thi đua ở cơ sở, tinh thần là kiên quyết, quyết liệt hơn, sáng tạo hơn, đạt kết quả cao hơn trong 2018.

“Chúng tôi cũng nhấn mạnh là chúng ta phát động thi đua thực hiện văn hóa công sở thì về tiêu chí, giao cho Bộ Nội vụ cùng Văn phòng Chính phủ hướng dẫn các tiêu chí để phát động và đã nói là làm đến nơi đến chốn và chúng ta đã có Quyết định 1847 (về Đề án văn hóa công vụ) nêu vấn đề này rồi nhưng cụ thể hóa hơn để phát động dễ nhớ dễ thực hiện…”. Đạo đức công vụ là nói không với tiêu cực, nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác, “cách làm nào để thực hiện cái này, Thủ tướng đặt vấn đề. Thực hiện văn hóa công sở là để phục vụ nhân dân tốt hơn.

Bộ Nội vụ cần phối hợp với cơ quan liên quan chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình để kịp thời có giải pháp, bảo đảm hoạt động tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng được chặt chẽ, không để xảy ra sai phạm, tiêu cực. “Kế hoạch phát động phong trào thi đua về văn hóa công sở phải được kiểm tra, uốn nắn, đôn đốc như thế nào”.

Tập trung chỉ đạo, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, nhất là cần kịp thời, nhanh hơn. “Có nhiều tấm gương đáng quý, đáng trân trọng mà chúng ta nên có hình thức kịp thời khen thưởng, động viên”, Thủ tướng lấy ví dụ về trường hợp anh dân quân tự vệ Trương Văn Được, 33 tuổi, ở xã Tam Thăng, Quảng Nam, đã dầm mình trong lũ suốt ngày đêm để cứu người và đã qua đời vì kiệt sức ngay trước cửa nhà, vào cuối năm 2018 vừa qua.

“Phát huy kết quả đạt được năm 2018, với khí thế mới, động lực mới, tôi đề nghị các đồng chí thành viên Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương và cơ quan thường trực của Hội đồng tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ được phân công, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2019, trên tinh thần “bứt phá, hiệu quả”, Thủ tướng nói.

 

Đức Tuân (chinhphu.vn)
 

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.