UBND TP HCM ra công văn khẩn về dự án Tân Sơn Nhất-Bình Lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong giao Sở Tài chính, các đơn vị liên quan khẩn trương đề xuất UBND TP kết quả thẩm tra quyết toán A-B dự án đầu tư xây dựng đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài.
Về giải quyết các kiến nghị của Tập đoàn GS Engineering & Construction thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài và các dự án khác, Văn phòng UBND TP HCM vừa có công văn khẩn, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP giao Sở Tài chính khẩn trương tham mưu, đề xuất UBND TP kết quả thẩm tra quyết toán A-B dự án đầu tư xây dựng đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài ngay trong tháng 7 này.
Đồng thời, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất UBND TP thanh toán khoản chênh lệch giá trị 5 khu đất và tổng giá trị đầu tư xây dựng tuyến đường, cộng 120 triệu USD do Công ty TNHH MTV Phát triển GS Sài Gòn ứng trước cho TP để thực hiện giải phóng mặt bằng tuyến đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài.
Chủ tịch UBND TP cũng giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu Nam khẩn trương rà soát toàn bộ pháp lý liên quan về chấp thuận đầu tư dự án Nhà Bè Metrocity; tham mưu, đề xuất, chuẩn bị nội dung làm việc với lãnh đạo Tập đoàn GS Engineering & Construction.
 Dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài - Ảnh: GIA MINH
Dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài - Ảnh: GIA MINH
Song song đó, Chủ tịch UBND TP cũng giao nhiều đầu việc cho các sở ngành liên quan đến dự án trên. Cụ thể, Sở Xây dựng tham mưu, đề xuất UBND TP chấp thuận đầu tư dự án tại lô đất ký hiệu 3-11 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 của Công ty TNHH MTV Phát triển GS Sài Gòn để làm cơ sở triển khai dự án theo quy định.
UBND huyện Nhà Bè khẩn trương hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng tại dự án Khu đô thị mới Nhơn Đức - Phước Kiển, huyện Nhà Bè, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư để triển khai dự án theo đúng tiến độ quy định.
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Tổng Công ty Điện lực TP sớm hoàn tất công tác di dời lưới điện trước tháng 10-2019.
Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP tiếp tục làm việc với Kiểm toán Khu vực IV về chi phí phát sinh hạng mục hào kỹ thuật liên quan dự án đầu tư xây dựng Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài để làm cơ sở đàm phán với Tập đoàn GS Engineering & Construction.
Tổ Công tác liên ngành báo cáo, kiến nghị các Bộ-ngành tham gia hỗ trợ thành phố thanh quyết toán hợp đồng dự án, có ý kiến về phần diện tích đất dôi dư tại lô đất 1-15 do điều chỉnh quy hoạch 1/2.000 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm để thương thảo, đàm phán với nhà đầu tư theo quy định.
Phan Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.