Từ những vụ vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên: Cảnh báo về suy nghĩ, lối sống buông thả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Muốn có tiền để thoải mái tiêu dùng cá nhân, một số thanh thiếu niên, có cả trẻ vị thành niên đã vi phạm pháp luật hay thậm chí tự nguyện “trao đổi” tiền - tình. Lối sống thực dụng, buông thả của các em có nguyên nhân sâu xa từ việc giáo dục nhân cách trong gia đình, nhà trường vẫn còn khiếm khuyết, buông lỏng.

Các phạm nhân chưa thành niên đang học bổ túc văn hóa THCS tại Trại giam Kim Sơn (Bộ Công an).
Các phạm nhân chưa thành niên đang học bổ túc văn hóa THCS tại Trại giam Kim Sơn (Bộ Công an).

1.

Mới đây, CA TP Quy Nhơn khởi tố, bắt giam 2 đối tượng N.A.D (SN 1999, ở phường Quang Trung, Quy Nhơn, đang học lớp 10) và T.T.H (SN 1997, nhà ở phường Thị Nại, Quy Nhơn, đang học lớp 12). Hai học sinh này phạm tội trong 2 vụ án khác nhau nhưng đều xuất phát từ lý do thoả mãn nhu cầu ăn chơi của mình.

Khoảng 11 giờ ngày 30.5, D. dùng xe máy đi dạo trên đường Tây Sơn (Quy Nhơn) tìm người sơ hở giật đồ. Khi thấy một người đi xe đạp điện cùng chiều, để túi xách trên rổ xe đạp điện (trong đó có 2 điện thoại và 50.000 đồng), D. tăng ga xe máy, giật túi xách rồi bỏ chạy. Ngay sau đó, D. bị anh Phạm Thanh Việt (ở phường Đống Đa, Quy Nhơn) đuổi theo bắt giữ giao cho CA phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, xử lý. Tại cơ quan CA Quy Nhơn, D. còn khai đã một mình thực hiện 4 vụ cướp giật tài sản khác. Lý do D. phạm tội là muốn có tiền tiêu thoải mái, nhất là chơi game.

2.

Còn với T.T.H, trộm xe máy là để “có xe máy đi chơi”.

Đêm 18.4.2015, H. đi xe đạp đến nhà bạn là Đ.N.P (SN 2001, nhà ở đường Trần Hưng Đạo) rủ đi chơi. Trên đường đi, P. rủ H. trộm xe máy để có xe đi chơi. Đêm 19.4.2015, H. đứng ở ngoài cảnh giới để P. lẻn vào dắt xe máy biển số 77N2-5465 (trị giá 9,5 triệu đồng) để trong đường luồng nhà trọ số 15 Tô Hiến Thành, TP Quy Nhơn. Cả hai mang xe về nhà P. tháo biển số cất, sau đó chạy xe xuống đường Xuân Diệu tháo trộm biển số xe máy 77X6-5379 của chị Trần Thị Mỹ Hạnh (ở KV 5, phường Trần Phú) đang để ở ngoài đường, lắp vào chiếc xe đã trộm. Khuya 1.5, H. bị CA phường Trần Hưng Đạo mời về làm việc vì thấy khả nghi. Tuy H. và P. đều phạm tội nhưng do P. chưa đủ 16 tuổi nên không bị khởi tố hình sự.

3.

Ngày 20.4.2015, TAND tỉnh xử phúc thẩm vụ án “mua dâm với người chưa thành niên”. Bị cáo là một ông già 60 tuổi tên L., bị hại tên N. (vào thời điểm bị xâm hại mới học lớp 8, ở thị xã An Nhơn).

Tháng 10.2013, trong một lần thấy bé N. đi chơi về khuya nên ông L. (hàng xóm gần nhà) hỏi “Bé N. đi đâu mà về khuya vậy?”; N trả lời “Đi chơi, đi kiếm tiền về chứ đi đâu”. Khi ông L hỏi lại “Chớ đi chơi là sao, còn đi kiếm tiền là sao?” thì N. trả lời “Ai cho tiền muốn gì sẽ chiều”. Nghe vậy ông L. gợi ý sẽ cho tiền nếu N. để mình “quan hệ” và N. đồng ý ngay. Từ đó cho đến tháng 2.2014, cả hai còn “quan hệ” nhiều lần nữa, lần nào N. cũng được trả tiền. Chuyện chỉ vỡ lỡ khi vào tháng 6.2014 N. kêu đau bụng và được gia đình đưa đi bệnh viện thì mới hay N. đã mang thai 20 tuần tuổi (sau đó bị sảy thai).

Toà phúc thẩm tuyên phạt bị cáo L. 4 năm tù giam. Nhưng điều xót xa đọng lại trong lòng người dự khán chính là câu trả lời quá hồn nhiên, trần trụi của “bị hại”: Do ba má cho con tiền không đủ tiêu nên chú ấy cho con nhiều tiền thì con cho chú ấy quan hệ thôi(!).

4.

Tuy không dám vơ đũa cả nắm, nhưng qua theo dõi phần lớn các phiên tòa, tôi thấy không ít thanh thiếu niên phạm vào tội cướp giật, trộm cắp hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ vì muốn có tiền chơi game, mua điện thoại hay muốn hãnh diện trước bạn bè. Sự nông nổi, ngây thơ, thiếu hiểu biết pháp luật cũng có; song không thể phủ nhận mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm ảnh hưởng đến nền văn hóa, giáo dục và hình thành nhân cách của các em, đề cao lối sống thực dụng dẫn đến sự tha hóa, biến chất. Để có tiền, nhiều em đã sẵn sàng làm việc xấu.

Tôi hỏi một số người bạn - vốn là giáo viên dạy môn xã hội, dạy công dân, họ nói chương trình học hiện nay nặng lắm, chỉ đề cao kiến thức văn hóa mà chưa chú trọng dạy trẻ quy tắc ứng xử đạo đức trong xã hội cũng như kiến thức pháp luật. Vả lại, dạy chính khóa chưa đủ thời gian, nói gì đến chuyện dạy đạo đức, nói chuyện ngoài giờ.

Trong sách công dân lớp 6, học sinh được dạy về: quyền được học tập, quyền tự do về thân thể, chỗ ở... nhưng chưa được dạy thế nào là các hành vi vi phạm pháp luật (thường phổ biến) như trộm cắp, đánh nhau, xúc phạm người khác, quan hệ tình dục với bạn gái (khi bạn gái chưa đủ tuổi) sẽ bị xử tù như thế nào? Đến tuổi nào thì phải chịu trách nhiệm hình sự, mức án bao nhiêu?. Những điều này hết sức cần thiết, và không đợi đến lúc các em bước vào tuổi 14,15 (tuổi đủ chịu trách nhiệm hình sự đối với tội nghiêm trọng) mới dạy, mà cần được dạy từ sớm hơn.

Những chuyện ấy không thể nói đủ trong một buổi (theo kiểu đầu năm nhà trường mời các đồng chí CA nói chuyện chuyên đề) mà phải có một lộ trình... mưa dầm thấm lâu. Mỗi ngày một ít, mỗi tháng một chuyên đề kết hợp với dạy văn hóa, mở ngoại khóa. Nhưng hơn ai hết, người lớn phải là một tấm gương sáng thực sự để các em nhìn vào đó noi theo.

NGUYỄN SƠN 

Có thể bạn quan tâm

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

(GLO)- Ngày 1-7, thực hiện chủ trương sáp nhập giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành tỉnh Gia Lai, Báo Gia Lai và Báo Bình Định cũng chính thức về chung một nhà, là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Gia Lai.

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Hôm nay, ngày 1.7.2025, tỉnh Gia Lai (hợp nhất từ tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ)) chính thức hoạt động theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 ngày 12.6.2025 của Quốc hội. Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đã có cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên Báo Gia Lai nhân sự kiện đặc biệt này.

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

(GLO)- Suốt 36 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krey, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày bền bỉ thắp sáng tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều thế hệ học trò vùng khó trưởng thành, vươn lên bằng con chữ và tri thức.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

null