Tự hào về vị thế, uy tín đất nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chưa khi nào trong lịch sử trường chinh dựng nước và giữ nước của dân tộc, Việt Nam có được vị thế và uy tín quốc tế cao như hiện tại
Trong những ngày này, mọi nơi trên đất nước chúng ta tưng bừng các hoạt động kỷ niệm 47 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 30-4-1975 là một trong những dấu mốc lịch sử có ý nghĩa quan trọng nhất đối với con người và đất nước Việt Nam chúng ta.
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Phankham Viphavanh thăm chính thức Việt Nam vào chiều 8-1. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Phankham Viphavanh thăm chính thức Việt Nam vào chiều 8-1. Ảnh: TTXVN
NỖ LỰC KHÔNG NGỪNG
Một trong những thành tựu phát triển mà chúng ta đã đạt được từ sau khi giang sơn thu về một mối đến nay là vị thế quốc tế của đất nước không ngừng được nâng cao. Chưa khi nào trong lịch sử cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đến nay, chúng ta có được vị thế và uy tín quốc tế cao như hiện tại. Vị thế và uy tín quốc tế cao này không những chỉ làm cho chúng ta rất tự hào mà còn là một trong những cội nguồn sức mạnh tổng hợp của quốc gia, một trong những sự bảo đảm vững chắc cho an ninh quốc gia và một trong những nguồn lực vô cùng quan trọng cho đất nước phát triển thịnh vượng.
Đối với quốc gia nào trên thế giới này cũng vậy, vị thế và uy tín quốc tế không phải tự nhiên đến hay ngẫu nhiên mà có. Chúng phải được gây dựng, không ngừng củng cố và vun đắp, kiên định gia tăng và phát huy. Chúng là thành quả của quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của cả đất nước và dân tộc theo suốt chiều dài lịch sử và thời gian để vượt qua mọi gian nan, trở ngại, đánh bại mọi kẻ thù gần cũng như xa vì độc lập và tự do, vì hòa bình và hữu nghị, vì chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, vì tương lai tươi sáng trong hạnh phúc và phồn vinh.
Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam có nguồn gốc trước hết ở truyền thống lịch sử hào hùng và bản sắc văn hóa truyền thống của đất nước cũng như dân tộc. Các thế hệ con người Việt Nam ở những thời đại khác nhau đã gây dựng nên truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa ấy cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam. Truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam thể hiện với thế giới bên ngoài rằng đất nước, dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình và hữu nghị, độc lập và tự chủ trong quyết định lựa chọn con đường xây dựng tương lai tươi sáng nhưng không quên trách nhiệm và nghĩa vụ của một thành viên của cộng đồng quốc tế vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, công bằng và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam có cội nguồn ở những thành tựu vẻ vang mà chúng ta đã đạt được từ trước đến nay, đặc biệt từ thế kỷ XX. Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chiến thắng của Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến cứu quốc sau đó với đỉnh cao và đích đến là ngày 30-4-1975.
Thành công của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế trong 47 năm qua đã làm cho cả thế giới bị thuyết phục bởi tính chính nghĩa và tất thắng của sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi ý chí quật cường của cả dân tộc, bởi tính đúng đắn của đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước lãnh đạo đất nước và dân tộc vượt qua mọi khó khăn gian khổ, thách thức và hiểm nguy để đất nước và dân tộc có được cơ đồ vẻ vang như hiện tại.
Vị thế và uy tín quốc tế của đất nước thể hiện ở tình thân thiện và sự tin cậy mà các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới dành cho Việt Nam, ở chỗ họ xác nhận và mong muốn Việt Nam là bạn và đối tác tin cậy của mình trong thế giới hiện đại.
 
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, TP HCM ngày càng phát triển, trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, TP HCM ngày càng phát triển, trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
VỊ THẾ NGÀY CÀNG CAO
Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam gốc rễ từ những đóng góp to lớn của chúng ta vào sự phát triển chung của nhân loại, đóng góp cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, vì tự do và độc lập dân tộc ở mọi nơi trên thế giới, vì hòa bình và hữu nghị, hợp tác và phát triển trên thế giới, đóng góp chủ động, tích cực và thực chất vào công cuộc của các nước và các vùng lãnh thổ giải quyết những vấn đề và thách thức chung đối với cả nhân loại.
Sự tham gia của Việt Nam vào các khuôn khổ diễn đàn đa phương quốc tế, mạng lưới sâu rộng quan hệ đối tác chiến lược với các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới, những sáng kiến và đề xuất tích cực của Việt Nam tại các khuôn khổ diễn đàn, tổ chức đa phương thế giới và khu vực là những bằng chứng thuyết phục nhất xác nhận chúng ta là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, kiên định lợi ích riêng nhưng luôn đặt lợi ích riêng trong sự phù hợp và tương thích với lợi ích chung của nhân loại.
Vị thế và uy tín quốc tế là niềm tự hào, đồng thời là sức mạnh của quốc gia. Chúng ta đã xác định việc không ngừng nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của đất nước là một trong số những lợi ích quốc gia - dân tộc cơ bản nhất của Việt Nam trong thế giới hiện đại. Muốn không ngừng nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của đất nước thì những tiền đề không thể thiếu là đất nước phải ổn định và bảo đảm an ninh chính trị - xã hội, bảo vệ được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia cùng với sự phát triển hùng cường. Vị thế và uy tín quốc tế vừa là một trong những nguồn lực quan trọng nhất vừa là một trong những sự bảo đảm vững chắc nhất cho việc thực hiện các lợi ích quốc gia - dân tộc khác của đất nước trong thế giới hiện đại.
Cùng với thực lực của cả nước trên những phương diện khác, vị thế và uy tín của Việt Nam tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Sức mạnh này hóa giải mọi hiểm nguy đối với đất nước, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn và thách thức trên con đường xây dựng tương lai phát triển hùng cường.
Thế giới hiện đại biến động không ngừng và đầy bất ngờ. Việc gây dựng và không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước càng phải được coi trọng và ưu tiên với tâm thế tự tin và bản lĩnh, với cách tiếp cận chủ động và tích cực, cầu thị và linh hoạt, với tầm nhìn bao quát cả trước mắt và lâu dài, với ý tưởng thực tế và hành động cụ thể.
Chính sách đối nội và đối ngoại đúng đắn
Trong thế giới hiện đại ngày nay, công cuộc gây dựng và không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước chỉ có thể thành công khi có được đường lối chính sách đối nội và đối ngoại đúng đắn, phù hợp với thời đại và có khả năng giữ cho đất nước luôn được yên ổn nhất, thuận lợi nhất, bất kể thế giới biến động như thế nào.
Nhìn lại lịch sử đất nước, đặc biệt thời gian từ ngày Giải phóng miền Nam đến nay, chúng ta tự hào về vị thế và uy tín quốc tế mà đất nước hiện có, đồng thời càng vững tin về triển vọng thành công hơn nữa trong công cuộc tiếp tục gây dựng và không ngừng nâng cao vị thế của Việt Nam trong thế giới hiện đại.
Theo Đại sứ Trần Đức Mậu (nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại - Bộ Ngoại giao) (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.