Từ 15-8, dừng thực hiện dự án BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đó là nội dung đáng chú ý tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) vừa được công bố sáng nay (10-7)
 
Luật PPP cũng thể chế chủ trương dừng thực hiện các dự án BT trong giai đoạn tới. Ảnh minh hoạ: Công Hùng
Luật PPP cũng thể chế chủ trương dừng thực hiện các dự án BT trong giai đoạn tới. Ảnh minh hoạ: Công Hùng
Tại buổi họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước công bố các luật đã được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp 9 sáng nay (10.7), Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng đã giới thiệu nội dung và các điểm mới của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật PPP.
Cụ thể, về lĩnh vực đầu tư, Luật PPP khu biệt 5 lĩnh vực thiết yếu để đầu tư theo phương thức PPP nhằm tập trung nguồn lực, bao gồm: giao thông, lưới điện (trừ nhà máy thuỷ điện và trường hợp nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực); thủy lợi, cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải; y tế, giáo dục - đào tạo; hạ tầng công nghệ thông tin.
Về quy mô đầu tư, Luật PPP quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu để đầu tư theo phương thức PPP là 200 tỉ đồng. Đối với một số dự án ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, giá trị này là 100 tỉ đồng.
Nội dung quan trọng tiếp theo được Thứ trưởng đề cập là Luật PPP quy định cơ chế chia sẻ được áp dụng cho tất cả các dự án PPP với tỷ lệ cố định 50% - 50% cho hai bên và trên cơ sở kiểm soát định kỳ doanh thu  hàng năm.
Việc chia sẻ phần giảm doanh thu khi doanh thu thực tế chỉ đạt 75% doanh thu trong phương án tài chính chỉ được áp dụng khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công hoặc thời hạn hợp đồng và phải được kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán phần giảm doanh thu.
Luật PPP cũng thể chế chủ trương dừng thực hiện các dự án BT trong giai đoạn tới. Theo đó, quy định chuyển tiếp cho các dự án đang triển khai được quy định cụ thể tại Luật. Đặc biệt, kể từ ngày 15.8.2020, các dự án BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư phải dừng thực hiện.
Tại họp báo, PV Lao Động đặt câu hỏi, Luật PPP chủ trương dừng thực hiện các dự án BT trong giai đoạn tới, trong khi nguồn lực của nhà nước còn hạn chế thì nguồn tiền để thực hiện các dự án như thế nào? Xin quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc này?
Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Trước đây chúng ta đưa ra hình thức BT để nhà đầu tư tư nhân bỏ tiền ra xây dựng các công trình hạ tầng sau đó nhà nước sẽ trả quỹ đất để họ phát triển quỹ đất đó để cân bằng 2 chi phí.
Trong quá trình thảo luận Luật, nhiều ý kiến cho rằng hình thức này không thể coi là hình thức đầu tư PPP. Về nguyên tắc theo Luật PPP là có hợp đồng giữa nhà nước và tư nhân. Còn việc xây dựng công trình xong đổi lấy đất thì hoàn toàn không phải PPP do đó không nằm trong nội dung của Luật PPP này.
Về băn khoăn nguồn lực đầu tư các dự án, ông Vũ Đại Thắng cho rằng, đất đai chúng ta đã có, pháp luật cho phép đấu thầu, đấu giá. Do vậy chúng ta có thể đấu giá mặt bằng để lấy kinh phí thực hiện dự án đầu tư theo nhu cầu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. 
“Tạm dừng thực hiện hợp đồng theo hình thức BT cũng là một trong những điểm để quản lý hiệu quả hơn nữa quỹ đất trong bối cảnh quỹ đất ngày càng hạn hẹp”  - Thứ trưởng Vũ Đại Thắng nói.
VƯƠNG TRẦN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.