Trường Mẫu giáo Đak Yă vươn lên từ gian khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ chỗ tỷ lệ duy trì sĩ số chỉ khoảng trên 50%, Trường Mẫu giáo Đak Yă (xã Đak Yă, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên trở thành đơn vị dẫn đầu trong công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và phong trào thi đua yêu nước của địa phương.
Hành trình vượt khó
Môi trường giáo dục xanh-sạch-đẹp-an toàn của Trường Mẫu giáo Đak Yă hôm nay là kết quả quá trình dài nỗ lực vượt khó của tập thể sư phạm nhà trường. Năm 1999, trường được thành lập trên cơ sở chia tách từ Trường Mầm non Kon Dơng (thị trấn Kon Dơng).
Sau thành lập, nhà trường đối diện với không ít khó khăn: cơ sở vật chất thiếu thốn, cán bộ quản lý lẫn giáo viên biên chế không đảm bảo số lượng; hầu hết các làng không có điểm trường, trẻ phải học tạm ở nhà rông, nhà dân hoặc phòng học bằng tranh tre trong điều kiện “3 không” (không đồ chơi, không sách vở, không bàn ghế). Công tác vận động trẻ ra lớp và duy trì sĩ số học sinh gặp rất nhiều gian khó với tỷ lệ chỉ khoảng trên 50%, nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục không thể thực hiện.
Học sinh Trường Mẫu giáo Đak Yă (xã Đak Yă, huyện Mang Yang) thích thú tham gia trò chơi vận động ngoài trời. Ảnh: Nguyễn Giang
Học sinh Trường Mẫu giáo Đak Yă (xã Đak Yă, huyện Mang Yang) thích thú tham gia trò chơi vận động ngoài trời. Ảnh: Nguyễn Giang
Với quyết tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương và chi bộ nhà trường, Trường Mẫu giáo Đak Yă từng bước được đầu tư theo hướng “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và “Xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn”. 2 lớp học ở điểm trường đã được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu học tập của gần 60 học sinh dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trang-thiết bị phục vụ dạy học vẫn còn thiếu thốn.
Cô Trần Thị Mỹ Linh-Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: “Từ tình hình thực tế, phong trào làm đồ chơi tự tạo lan tỏa mạnh mẽ trong từng giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý; lớp học được bố trí các góc học tập theo chủ đề; khu vận động ngoài trời với xích đu, bập bênh, vườn cổ tích... lần lượt ra đời. Hàng chục loài hoa, cây cảnh được chúng tôi đi vận động mang về phủ xanh trường học. Tập thể sư phạm nhà trường gần như không có ngày nghỉ. Song song với đó, phong trào thi đua “Dạy tốt-học tốt” cũng được phát động mạnh mẽ”.
Cùng với nội lực của nhà trường và sự đầu tư chương trình xây dựng nông thôn mới, Trường Mẫu giáo Đak Yă ngày càng khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập của gần 250 trẻ từ 3 đến 5 tuổi, tổ chức ăn bán trú cho 160 trẻ. 2 điểm trường làng được tạo dựng cảnh quan xanh-sạch-đẹp-an toàn, có khu vui chơi ngoài trời phong phú, thu hút 100% trẻ dân tộc thiểu số 5 tuổi đến trường. Với sự nỗ lực không ngừng, năm 2015, Trường Mẫu giáo Đak Yă được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
Khẳng định chất lượng giáo dục
Từ một ngôi trường “3 không”, Trường Mẫu giáo Đak Yă nay trở thành một trong những cơ sở giáo dục có chất lượng dẫn đầu của huyện.
Cô Trần Thị Mỹ Linh cho biết: “Có được kết quả ấy là nhờ vào phong trào thi đua “Dạy tốt-học tốt” được nhà trường phát động liên tục trong suốt 7 năm qua. Tinh thần phấn đấu, thi đua trong tập thể sư phạm đã mang lại cho nhà trường nhiều kết quả, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 2013-2014, toàn trường chỉ có 60% giáo viên dạy giỏi cấp trường, 22% giáo viên dạy giỏi cấp huyện thì đến nay đã có trên 90% giáo viên dạy giỏi cấp trường, 50% giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Trường nhiều năm liền đạt giải nhất, nhì cấp huyện tại các hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự tạo”, “Bé tập làm nội trợ”, “Bé thông minh, nhanh trí”, “Kể chuyện và giao lưu tiếng Việt cho học sinh, phụ huynh người dân tộc thiểu số”.
Trường Mẫu giáo Đak Yă đi đầu trong xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ảnh: Nguyễn Giang
Trường Mẫu giáo Đak Yă đi đầu trong xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ảnh: Nguyễn Giang
Ông Nguyễn Văn Hải-Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mang Yang: “Trường Mẫu giáo Đak Yă đã khắc phục được nhiều khó khăn, đạt thành tích giáo dục tốt và trở thành một trong những đơn vị có chất lượng trong huyện. Đặc biệt, nhà trường đã tạo dựng lòng tin trong nhân dân đối với bậc học đầu đời của trẻ thông qua công tác vận động trẻ ra lớp và duy trì sĩ số hàng năm”.

Môi trường giáo dục lẫn chất lượng chuyên môn của giáo viên ngày càng được hoàn thiện đã giúp nhà trường huy động được trẻ em trong độ tuổi đến lớp ngày càng cao. 5 năm qua, nhà trường đã huy động được trên 80% trẻ 3-4 tuổi đến trường; trẻ em 5 tuổi ra lớp đạt 100%; trẻ 5 tuổi đi học chuyên cần đạt 100%, duy trì sĩ số đến cuối năm đạt 100%. Trường cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi. Kết thúc năm học 2019-2020, trường có 250/250 trẻ đạt chuẩn về phát triển nhận thức; hơn 98% trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, béo phì giảm dưới 4%.

Cô giáo Đặng Thị Trang bày tỏ: “Là một giáo viên và đảng viên trẻ, tôi thấy mình may mắn khi được công tác trong một môi trường đoàn kết, dân chủ. Ban Giám hiệu nhà trường luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và sẵn sàng hỗ trợ để chúng tôi hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Chi bộ nhà trường trong sạch, vững mạnh, thường xuyên có nhiều hoạt động đã tạo điều kiện cho tôi trưởng thành hơn”.

5 năm qua, Trường Mẫu giáo Đak Yă liên tục đạt và giữ vững danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị văn hóa”, Chi bộ trong sạch vững mạnh. Đặc biệt, nhà trường nhiều năm liên tục được UBND tỉnh tặng cờ thi đua.
Bà Trịnh Thị Hồng Hạnh-Bí thư Đảng ủy xã Đak Yă-đánh giá: “Trường Mẫu giáo Đak Yă là môi trường lý tưởng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và đặc biệt là đảng viên trẻ trưởng thành. Nhà trường đã phát huy tốt nội lực để xây dựng môi trường giáo dục xanh-sạch-đẹp và lấy trẻ làm trung tâm. Chi bộ nhà trường phát huy được vai trò lãnh đạo trong mọi hoạt động, trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua yêu nước của ngành và địa phương”.
NGUYỄN GIANG

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.