Trường bán trú dân nuôi: Hiệu quả, nhân văn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 3 năm triển khai kế hoạch xây dựng trường lớp bán trú theo đặc thù riêng, huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã có 3.100 học sinh dân tộc thiểu số ở 11 trường được hỗ trợ ăn trưa, nghỉ trưa tại trường để học 2 buổi/ngày. Chủ trương đó đã giúp ngành Giáo dục và Đào tạo huyện hạn chế học sinh bỏ học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

 

Mô hình đặc thù

Hàng năm, huyện Phú Thiện có khoảng 17.000 học sinh các cấp, trong đó, học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 60%. Ông Nguyễn Ngọc Ngô-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Do đặc điểm học sinh DTTS một buổi đến trường, một buổi ở nhà theo bố mẹ lên rẫy hoặc tham gia lao động phụ giúp gia đình nên ít có điều kiện đầu tư cho việc học, dẫn đến nhiều em bỏ học giữa chừng hoặc nghỉ học nhiều ngày trong năm. Vì thế, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS là tổ chức trường lớp bán trú và hỗ trợ ăn trưa để giữ các em ở lại trường, giúp giáo viên có thêm thời gian phụ đạo tiếng Việt và Toán. Để làm được điều đó, từ năm học 2017-2018, UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình trường bán trú 2 buổi/ngày theo đặc thù địa phương giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025.  

Trên cơ sở đó, hàng năm, UBND huyện có kế hoạch phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đoàn thể huyện vận động kinh phí xã hội hóa nhằm mua sắm cơ sở vật chất, trang-thiết bị, nhu yếu phẩm, thực phẩm cho bếp ăn bán trú. Ủy ban nhân dân các xã có trường học bán trú đảm bảo nhu cầu gạo để nấu cơm cho các em. Các trường học thì tổ chức trồng rau phục vụ bếp ăn bán trú, tiết kiệm để tăng khẩu phần ăn cho học sinh; đồng thời, xã hội hóa tiết dạy của giáo viên, vận động giáo viên, nhân viên hỗ trợ học sinh.

 Giờ ăn của học sinh bán trú Trường Tiểu học Kpă Klơng (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện). Ảnh: Đ.P
Giờ ăn của học sinh bán trú Trường Tiểu học Kpă Klơng (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện). Ảnh: Đ.P



Qua 3 năm thực hiện, các cơ quan, đơn vị đã vận động nhiều tổ chức, cá nhân đóng góp trên 1,5 tỷ đồng để mua thức ăn cho học sinh và hơn 40.000 kg gạo, hàng trăm lít dầu ăn cùng các nhu yếu phẩm khác. 11/11 trường học bán trú trồng được rau xanh để cải thiện bữa ăn cho học sinh. Các thầy-cô giáo tự nguyện dạy buổi thứ hai cho học sinh. Mỗi trường được UBND huyện cấp 50 triệu đồng để xây dựng bếp ăn bán trú. Một số Mạnh Thường Quân đã ủng hộ 400 triệu đồng để xây dựng phòng ngủ cho học sinh bán trú. Tính nhân văn của mô hình bán trú theo đặc thù của huyện đã tạo hiệu ứng xã hội tích cực, nhiều nhà tài trợ chủ động hỗ trợ trực tiếp cho các nhà trường. Kết quả, 3.100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn được thụ hưởng chế độ ăn trưa từ mô hình này.

Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nội dung chương trình dạy học ở các lớp bán trú được xây dựng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bà Nguyễn Thị Hoa-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện-cho biết: “Các lớp bán trú được học 2 buổi/ngày đảm bảo 7 buổi/tuần đối với bậc tiểu học và 8 buổi/tuần đối với bậc THCS. Các giáo viên tăng cường ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Trong đó, tập trung ôn tập cho học sinh chưa hoàn thành ở bậc tiểu học, học sinh yếu kém ở bậc THCS; tăng cường dạy tiếng Việt đối với học sinh DTTS; đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa phù hợp với tâm lý lứa tuổi nhằm thu hút học sinh đến lớp, duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục. Các chế độ hỗ trợ đối với giáo viên tham gia dạy 2 buổi/ngày thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.

Thầy Phan Công Đương-Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (xã Ia Peng) cho hay: “Qua 3 năm áp dụng mô hình bán trú đã mang lại hiệu quả tích cực, số học sinh ra lớp tăng từ 324 em lên 348 em. Chất lượng giáo dục cũng được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng. Đặc biệt, trường đã có học sinh giỏi cấp tỉnh; tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh từ 93,4% đến nay nâng lên 98,2% và quan trọng là giúp cho cha mẹ học sinh, người dân nhận thức được ý nghĩa tính nhân văn của mô hình này”.

Qua khảo sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Thiện, chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục các môn: Toán, Tiếng Việt, Ngữ văn của học sinh tại trường thực hiện mô hình bán trú đã tăng lên đáng kể. Trong đó, học sinh bậc tiểu học chưa hoàn thành môn Toán, Tiếng Việt giảm gần 10%. Ở bậc THCS, học sinh yếu kém môn Toán và Ngữ văn giảm 5%. Chất lượng giáo dục giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn cũng đã giảm sự chênh lệch. Học sinh có ý thức tự học, tự rèn luyện các kỹ năng cơ bản phục vụ cuộc sống hàng ngày. Đáng chú ý, mô hình đã góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học xuống còn 0,75%, tỷ lệ học sinh nghỉ học theo mùa vụ giảm còn 3%.

 ĐỨC PHƯƠNG


 

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.