Trù phú Ia Pia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ia Pia là một trong những xã vùng sâu, vùng xa của huyện Chư Prông. Toàn xã có 1.123 hộ, với hơn 5.100 nhân khẩu, trong đó có hơn 40% số dân là người dân tộc Jrai. Cách đây chừng 5 năm trở về trước, Ia Pia còn là một xã nghèo. Vậy nhưng đến nay Ia Pia đã bứt phá vươn lên và đã trở thành xã khá giả của huyện, số hộ nghèo còn không nhiều trong khi đó hộ giàu đang dần tăng lên.

Sự bứt phá về kinh tế ở Ia Pia bắt nguồn từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng-vật nuôi đúng hướng, giá trị sản phẩm hàng hóa trên một đơn vị diện tích canh tác tăng nhanh và bền vững. Hồ tiêu được coi là cây chủ lực trong quá trình chuyển đổi từ các loại cây trồng truyền thống trước đây như: mì, bắp, lúa rẫy... đã mang lại nguồn thu nhập cực kỳ lớn, đã nâng cao ý thức làm giàu trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quỹ đất bỏ hoang hóa trước đây được bà con tận dụng cải tạo lại đưa vào trồng cây hồ tiêu.
 

Người dân làng Lú chăm sóc vườn tiêu. Ảnh: V.T
Người dân làng Lú chăm sóc vườn tiêu. Ảnh: V.T

Cả xã hiện có 1.500 ha cây công nghiệp dài ngày thì trong đó có đến hơn 700 ha cây hồ tiêu, phần lớn diện tích đã cho thu hoạch từ nhiều năm nay; chỉ có 30 ha trồng mới trong năm 2013. Điều đáng mừng là trong xã có đến hơn 80% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số có trồng và phát triển cây hồ tiêu, phổ biến 300-400 trụ/hộ.

Chất đất và khí hậu ở Ia Pia rất phù hợp với cây hồ tiêu, cộng với kinh nghiệm thâm canh tốt nên các vườn tiêu ở đây đều cho năng suất cao và ổn định, bình quân mỗi ha cho thu hoạch 2,5-3 tấn hạt khô. Có những vườn tiêu thu hoạch liên tục trong 8 năm liền, song năng suất vẫn không thấp đi mà có chiều hướng tăng dần qua từng năm. Hàng năm, sản lượng tiêu ở xã Ia Pia đạt vào khoảng 2.000 tấn, với giá tiêu lên cao như hiện nay thì đạt tổng giá trị hàng hóa từ cây tiêu lên tới gần 300 tỷ đồng.

Nhiều hộ người Kinh có mức thu tiền tỷ từ cây tiêu, như gia đình anh Nguyễn Du ở thôn 3 trồng được 5 ha tiêu và thu được bình quân 20 tấn hạt khô mỗi năm (5 ha) và thu trên 2 tỷ đồng. Nhiều hộ người dân tộc thiểu số tuy trồng ít nhưng cũng có mức thu khá cao, không còn phải lo thiếu đói như trước đây, phổ biến mỗi hộ có mức thu 100-300 triệu đồng mỗi năm. Cá biệt có hộ anh Rơ Ma Lá ở làng Lú chỉ trồng được 1.000 trụ (1/2 ha) và cho năng suất đạt rất cao 3,5 tấn, trong 3 năm liền nhà anh có mức thu 400 triệu đồng mỗi năm.

Có tiền, người dân ở xã Ia Pia không chỉ mua sắm tài sản, làm nhà ở kiên cố mà còn có ý thức cùng với Nhà nước tham gia làm những công trình công cộng. Điển hình có thôn Bình Tân, trong những năm qua đã đầu tư làm mới được 9 km đường nhựa với tổng giá trị hơn 4 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 2 tỷ đồng và số tiền còn lại do dân tự nguyện đóng góp. Trong năm 2013, làng Lú cũng đã huy động sức dân được 50 triệu đồng để cải tạo lại con đường làng sạch đẹp hơn.

Ông Nguyễn Hồng Thủy-Chủ tịch UBND xã Ia Pia khẳng định: Đời sống của người dân sẽ còn tiến xa hơn nữa, bởi thiên nhiên ban tặng cho nơi đây nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, UBND xã vẫn chủ trương không mở rộng diện tích trồng cây hồ tiêu mà vận động bà con chuyển sang trồng một số loại cây kinh tế hàng hóa khác. Một thực tế cho thấy, ngay như ở một số vùng trọng điểm hồ tiêu như Chư Pưh, Chư Sê cũng có những năm người dân vẫn điêu đứng vì tiêu bệnh, tiêu chết và ngay cả giá cả tụt bất lợi.

Trước mắt, xã vận động bà con trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đưa hết quỹ đất hoang hóa vào canh tác, nhằm đảm bảo nâng cao hệ số sử dụng. Đồng thời, tạo cơ chế hỗ trợ cho bà con tiếp cận khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giống, vốn để mở rộng diện tích trồng các loại cây kinh tế hàng hóa, mang lại nguồn lợi lớn cho gia đình và xã hội.

Văn Thông

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.