Trồng vườn hoa hồng cổ Sa Pa, sau 3 năm đã thu vài trăm triệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày đầu xuân năm mới đến thăm gia đình anh chị Tú Vy ở xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, tôi như lạc vào một rừng hoa hồng cổ Sa Pa. Những cây hồng cổ Sa Pa đua nhau khoe sắc hoa, màu hoa hồng thắm, hương thơm lan tỏa dịu dàng.
Vợ chồng anh chị Tú Vy sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, quanh năm vất vả làm ruộng, chăn nuôi mà vẫn nghèo khó. Địa hình đất đai của gia đình chủ yếu là đồi dốc, khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp.
Những năm đầu đất còn màu mỡ, chỗ đồi thấp anh chị Tú Vy trồng ngô để chăn nuôi, đồi cao trồng cây lâm nghiệp. Rồi anh chị chuyển đổi đồi thấp có độ dốc vừa phải trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả không cao.
Chị Vy (bên trái) đang hái những bông hoa hồng cổ để làm trà hoa hồng bán với giá 500.000 đồng/kg.
Chị Vy (bên trái) đang hái những bông hoa hồng cổ để làm trà hoa hồng bán với giá 500.000 đồng/kg.
Năm 2015, có dịp lên Sa Pa tham quan và thấy cây hoa hồng cổ Sa Pa trồng trên đồi mà cây sinh trưởng phát triển tốt, bông hoa hồng to, màu hoa hồng cổ đẹp, hoa hồng cổ nở lâu tàn, hai anh chị bàn bạc với nhau chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mua giống hoa hồng cổ Sa Pa về trồng. 
 Tâm sự với chúng tôi, chị Vy kể, nghĩ lại thấy hai vợ chồng thật liều. Kinh nghiệm trồng hoa hồng, kỹ thuật trồng hoa hồng không có, vốn cũng không, vậy mà anh chị quyết đi vay ngân hàng hơn 200 triệu đồng để đầu tư mua 1.000 gốc hồng cổ Sa Pa về trồng.
Lúc đó, số tiền 200 triệu đồng với người nông dân đó là cả một gia tài lớn. Tiền vốn ít, anh chị lấy công làm lãi, tự thu gom phân chuồng, rơm rạ... ủ hoai mục để trồng hoa hồng cổ Sa Pa. Vì không có kinh nghiệm chăm sóc hoa hồng nên trong số 1.000 gốc hoa hồng cổ Sa Pa mua về bị chết gần 300 gốc hồng làm hai vợ chồng thấy nản, nghĩ mô hình trồng hoa hồng cổ không thể thực hiện được ở Bảo Thắng.
Nhưng nghĩ đến số tiền đang vay mượn và số công sức bỏ ra, anh chị quyết tâm phải thực hiện thành công mô hình trồng hoa hồng cổ Sa Pa.
Anh Tú liền đi Sa Pa học cách chăm sóc hoa hồng, rồi nghiên cứu trên sách báo và các lớp tập huấn kỹ thuật trồng hoa hồng, tham gia nhóm sinh vật cảnh tỉnh Lào Cai, hội trồng hoa hồng không thuốc...
Anh chị nghiên cứu về cách trồng hoa hồng cổ một cách đam mê, vào các hội vừa học hỏi, chia sẻ được kinh nghiệm trồng hoa hồng cổ, vừa mua bán được những giống hoa hồng "độc", lạ.
Với sự kiên trì của anh chị, những bông hoa hồng cổ Sa Pa đã khoe sắc rực rỡ tại đất Sơn Hải, huyện Bảo Thắng. Đến thăm anh chị vào những ngày đầu xuân tôi cũng không thể nghĩ được ngay tại Bảo Thắng lại có những vườn hoa hồng cổ Sa Pa đẹp đến thế.
Chị Vy chia sẻ sau trồng 3 năm anh chị đã thu được tiền bán hoa hồng (bán cây giống hoa hồng và trà hoa hồng). Năm ngoái anh chị bán được hơn 3.000 bầu cây hồng cổ Sa Pa chiết, mỗi bầu bán với giá 30.000 đồng, chủ yếu bán giống hoa hồng cổ cho các nhà vườn huyện Sa Pa và các khách lẻ trong và ngoài tỉnh Lào Cai.
Ngoài ra những cây hoa hồng cổ Sa Pa anh chị đã trồng lâu năm giá bán từ 500.000 đến hơn 1 triệu đồng/cây. Những cây hoa hồng cổ Sa Pa chiết ra ngôi vào bầu thì bán từ 150-200.000 đồng/cây. Hoa hồng anh chị trồng hoàn toàn chăm sóc theo hướng hữu cơ không sử dụng bất cứ loại phân, thuốc hóa học nào, hoa hồng nở anh chị hái sấy làm trà hoa hồng bán 500.000 đồng/kg. Với gần 1.000 gốc hoa hồng cổ Sa Pa mỗi lứa hái được hàng tạ hoa.
Nhìn thành quả của anh chị, những bông hoa hồng cổ Sa Pa thơm ngát tỏa hương thơm cho đời, thu được hàng trăm triệu đồng/năm, tôi thầm nghĩ chính hướng đi mới và  khác biệt với các hộ trong thôn xã, đã giúp anh chị khởi nghiệp thành công. Từ mô hình trồng hoa hồng cổ Sa Pa này, hy vọng sẽ lan tỏa sự sáng tạo, dám nghĩ dám làm đến những người dân để cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.
Theo Đặng Thương Thảo (DânViệt)

http://danviet.vn/muon-cach-lam-giau/trong-vuon-hoa-hong-co-sa-pa-sau-3-nam-da-thu-vai-tram-trieu-1062121.html

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.