Trồng "vàng đỏ" ở rừng rậm, dân ở đây thu trăm triệu mỗi năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thảo quả-một loại cây dược liệu được người dân bản Tảo Ván (xã Chiềng Công, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) gọi là “vàng đỏ” đang là loại cây giúp đồng bào nơi đây xóa nghèo. Cũng từ việc trồng cây "vàng đỏ" mà cuộc sống của đồng bào nơi đây đã bước sang một trang mới...
Bản Tảo Ván (xã Chiềng Công, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) có 53 hộ dân sinh sống với 100% là đồng bào dân tộc Mông. Tảo Ván nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, khí hậu mát lạnh quanh năm rất thích hợp cho việc canh tác cây thảo quả.
Theo anh Mùa A Súa - Bí thư chi bộ bản Tảo Ván, trước đây khi chưa trồng thảo quả, bản Tảo Ván có 50 hộ thì chỉ có 3 - 4 hộ không phải là hộ nghèo. Đến nay, nhờ chuyển đổi sang trồng thảo quả đã có hàng chục hộ thoát nghèo.
Theo anh Mùa A Súa - Bí thư chi bộ bản Tảo Ván, trước đây khi chưa trồng thảo quả, bản Tảo Ván có 50 hộ thì chỉ có 3 - 4 hộ không phải là hộ nghèo. Đến nay, nhờ chuyển đổi sang trồng thảo quả đã có hàng chục hộ thoát nghèo.
Tâm sự với phóng viên DANVIET.VN, anh Mùa A Pó – Trưởng bản Tảo Ván nhớ lại: "Cách đây chục năm, cuộc sống của bà con nơi đây khổ lắm. Người dân chỉ trồng cây ngô, lúa, sắn trên nương; chăn nuôi vài con gia súc, gia cầm nên cái đói, cái nghèo vẫn quanh quẩn báo víu lấy cuộc sống của người dân. Đến nay, sau nhiều năm loay hoay tìm hướng thoát nghèo, bản chúng tôi đã tìm được một loại cây trồng giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
“Đó là cây thảo quả. Bà con nơi đây thường gọi thảo quả là “vàng đỏ”. Bởi, mỗi năm từ bán thảo quả, nhiều hộ dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng – điều mà trước đây là thứ xa xỉ đối với đồng bào Mông nơi đây”, A Pó phấn khởi thông tin thêm.
Từ trồng thảo quả, gia đình anh Mùa A Cu đã có cuộc sống khá giả, con cái được học hành đến nơi đến chốn.
Từ trồng thảo quả, gia đình anh Mùa A Cu đã có cuộc sống khá giả, con cái được học hành đến nơi đến chốn.
Câu chuyện trồng thảo quả của chúng tôi với A Pó bị ngắt quãng khi anh Mùa A Cu – người cùng bản đi qua. A Pó vẫy tay gọi lại và giới thiệu với tôi về anh Mùa A Cu – một trong những người có công đưa cây thảo về với bản Tả Ván.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Mùa A Cu kể: "Cách đây khoảng 8 năm, tôi có một số anh bạn người Mông ở huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yến Bái) lên đây thu mua củ dong riềng. Họ nói rằng khí hậu, thổ nhưỡng ở Tả Ván rất giống với những vùng trồng thảo quả ở huyện Mù Cang Chải. Thảo quả là một loại cây dược liệu rất dễ trồng, dễ chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao".
Mấy năm trở lại đây, người dân Tảo Ván đã coi cây thảo quả là cây xóa nghèo.
Mấy năm trở lại đây, người dân Tảo Ván đã coi cây thảo quả là cây xóa nghèo.
Tin lời những người bạn, anh Cu cùng với một vài hộ dân trong bản quyết tâm lên huyện Mù Cang Chải tìm con đường làm giàu mà mấy chục năm nay họ hằng mong ước. Tại đây, anh Cu nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng ở Mù Cang Chải không khác gì so với bản Tả Ván. Không chút đắn đo, anh và những người bạn cởi hầu bao lấy tiến mua ngay giống về trồng.
Theo lời anh Mùa A Cu, ban đầu do chưa có vốn nên anh bán hết đàn gà, đàn lợn của nhà mới mua 200 gốc thảo quả về trồng. Sau 2 năm chăm sóc, nhận thấy cây sinh trưởng và phát triển rất tốt. Sau đó, anh đã cùng nhóm bạn lại tiếp tục hành trình lên huyện Mù Cang Chải mua thêm giống về trồng và học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc, nhân giống.
Theo bà con bản Tảo Ván, năm 2019, thương lái đến tận bản thu mua thảo quả tươi với giá bán 22.000 đồng/kg.
Theo bà con bản Tảo Ván, năm 2019, thương lái đến tận bản thu mua thảo quả tươi với giá bán 22.000 đồng/kg.
Anh Mùa A Cu cho biết: "Hiện gia đình tôi có 3ha cây thảo quả. Trong đó, 2ha đã cho thu hoạch. Năm 2019, nhà tôi xuất bán được trên 10 tấn quả tươi. Với giá bán từ 20.000 – 22.000 đồng/kg, tôi thu được trên 200 triệu đồng. Trồng thảo quả rất nhàn. Thỉnh thoảng, cả nhà đi làm cỏ, xới đất quanh gốc, không tốn chi phí thuê nhân công nên thu được bao nhiêu thì lãi bấy nhiêu. Nhờ trồng “vàng đỏ” mà tôi mua được xe máy mới, sắm sửa được mọi vật dụng trong gia đình, nhà cửa khang trang hẳn lên".
Trao đổi với DANVIET.VN, anh Mùa A Súa – Bí thư chi bộ bản Tảo Ván, thông tin: Trước đây, cả bản chỉ có 3 - 4 hộ tham gia trồng thảo quả. Sau 3 – 4 năm chăm sóc, đến mùa thu hoạch các hộ dân trồng thảo quả có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Hộ nào trồng ít cũng thu từ 40 triệu – 50 triệu đồng.
Thảo quả là một loại dược liệu được dùng nhiều trong y học để chữa các loại bệnh: Đau bụng, đau ngực, ỉa chảy, lách to, nôn mửa giải độc, chữa ho, đau răng...
Thảo quả là một loại dược liệu được dùng nhiều trong y học để chữa các loại bệnh: Đau bụng, đau ngực, ỉa chảy, lách to, nôn mửa giải độc, chữa ho, đau răng...
“Nhờ hiệu quả kinh tế thảo quả đem lại, đến nay, bản Tảo Ván đã có khoảng 46ha thảo quả, sản lượng đạt hàng chục tấn quả mỗi năm. Ngoài gia đình anh Mùa A Cu trồng 3ha, bản Tả Ván còn có một số hộ điển hình trong trồng thảo quả, như hộ anh Mùa A Nanh trồng 4ha; anh Mùa A Lâu trồng 2ha… Mỗi năm, cho thu nhập từ 100 triệu đồng– 200 triệu đồng” – anh Súa cho biết thêm.
Ông Lầu A Say – Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Công, cho hay: "So với các loại cây trồng khác, thảo quả đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần. Hầu như người dân tự chăm sóc nên chi phí bỏ ra rất ít. Việc phát triển cây thảo quả dưới tán rừng không những giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo mà còn góp phần giúp cấp ủy, chính quyền xã hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, làm tốt công tác quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn xã. Trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục chỉ đạo cán bộ chuyên môn hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc, thu hái để đạt năng suất cao nhất”.
Theo Tuệ Linh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.