(GLO)- Không nản chí sau khi thất bại với việc chăn nuôi heo, cựu chiến binh Trịnh Kế Vượn (buôn Plei Gok, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã tận dụng nguồn rơm rạ sẵn có tại địa phương để trồng nấm rơm. Nghề mới này giúp gia đình ông thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng sau khi trừ chi phí.
(GLO)- Hưởng ứng phong trào phụ nữ tích cực lao động và sáng tạo, trên địa bàn huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã xuất hiện nhiều tấm gương khởi nghiệp điển hình. Không chỉ từng bước vươn lên làm giàu chính đáng, họ còn góp phần tạo ra cơ hội phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho chị em phụ nữ ở địa phương.
(GLO)- Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để trồng nấm rơm, bình quân mỗi năm, gia đình chị Lê Thị Nở (thôn Đoàn Kết, xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa) thu lãi vài trăm triệu đồng.
(GLO)- Nhiều nông dân thôn Đoàn Kết (xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tận dụng nguồn rơm rạ sẵn có để trồng nấm. Các hộ này cũng liên kết với nhau thành lập Tổ hội nghề nghiệp trồng nấm để hướng tới xây dựng thương hiệu nấm Đồng Tâm.
Lâu nay người trồng nấm rơm các nơi chủ yếu trồng theo cách truyền thống là làm ngoài trời và chủ yếu sử dụng rơm rạ làm nguyên liệu. Tuy nhiên thời gian gần đây giá rơm bất ngờ tăng cao dẫn đến chi phí trồng nấm tăng, giá thành bị đẩy lên cao.
Năm 2019, Hội Nông dân xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng) phối hợp với Trung tâm Khuyến ngư nông lâm TP.Đà Nẵng tạo điều kiện hỗ trợ cho ông Huỳnh Anh (thôn Cẩm Nê, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang) xây dựng mô hình trồng nấm rơm trong nhà, với quy mô 350m2.