Trộm 8 cây sâm Ngọc Linh đổi lấy 2 điện thoại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thanh niên 23 tuổi đã dụ dỗ 1 em nhỏ cùng đi trộm 8 cây sâm Ngọc Linh trị giá gần 22 triệu đồng của người dân rồi mang đi đổi lấy 2 chiếc điện thoại và 1,2 triệu đồng tiền mặt.

Ngày 15-8, TAND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo A Nguyệt (23 tuổi; trú xã Ngọk Lây, huyện Tu Mơ Rông) 15 tháng tù về tội "Trộm cắp tài sản".

Theo HĐXX, tối 12-4, A Nguyệt đến nhà bé trai A.K (11 tuổi, trú thôn Long Hy, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông) hỏi biết chỗ nào có Sâm Ngọc Linh không thì A.K nói biết. Khi được A Nguyệt rủ cùng đi trộm sâm Ngọc Linh về bán, A.K đồng ý.

Bị cáo A Nguyệt tại phiên tòa - Ảnh CTV

Bị cáo A Nguyệt tại phiên tòa - Ảnh CTV

Cả hai đã đi đến vườn sâm của ông A Đốc (thôn Long Hy, xã Măng Ri) và nhổ trộm 8 cây sâm Ngọc Linh trị giá gần 22 triệu đồng. Sau đó, cả hai đưa 8 cây sâm này về cửa hàng điện thoại di động của một người dân tại xã Măng Ri đổi lấy 2 điện thoại trị giá 3,7 triệu đồng và 1,2 triệu đồng tiền mặt.

Hôm sau, ông A Đốc phát hiện mất sâm Ngọc Linh, biết được A Nguyệt và A.K là thủ phạm nên đã yêu cầu mang sâm trả lại. Lúc này, A Nguyệt và A.K đã mang 2 chiếc điện thoại đến cửa hàng hôm trước đổi lại để lấy 8 cây sâm Ngọc Linh trả lại cho ông A Đốc, riêng số tiền 1,2 triệu thì đã tiêu hết.

Sau đó, ông A Đốc trình báo cơ quan công an. Cả hai sau đó đã thừa nhận hành vi trộm cắp sâm Ngọc Linh. Do A.K chưa đủ tuổi nên không bị xử lý trách nhiệm hình sự.

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).