Triệt phá nhiều vụ buôn lậu khu vực cửa khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ tổ chức tốt các hoạt động tuần tra, kiểm soát, trinh sát địa bàn nên chỉ trong thời gian ngắn (từ đầu tháng 6-2014 đến nay), Đội kiểm soát Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum đã bắt giữ 6 vụ buôn lậu gỗ và thuốc lá tại 2 Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (Kon Tum) và Lệ Thanh (Gia Lai), tịch thu gần 5.000 gói thuốc lá và nhiều khối gỗ các loại...

 

Ông Vũ Huy Thắng-Đội trưởng Đội kiểm soát Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum cho biết: Tình hình buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua khu vực biên giới cửa khẩu ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là những tháng gần đây tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y rộ lên tình trạng vận chuyển gỗ qua biên giới. Còn tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh phát sinh mặt hàng thuốc lá ngoại vận chuyển qua đường mòn hai bên cánh gà cửa khẩu. Trước tình hình này, Đội kiểm soát Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum đã tăng cường lực lượng, cử cán bộ trinh sát điều tra, nghiên cứu nắm tình hình tại các địa bàn trọng điểm, đặc biệt tổ chức nhiều đợt tuần tra, kiểm soát đột xuất, bất ngờ. Nhờ đó, phá được nhiều vụ buôn lậu, trong đó có 4 vụ liên quan đến thuốc lá nhập lậu tại khu vực hai bên cánh gà Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, tịch thu gần 5.000 gói thuốc lá nhập lậu, chủ yếu là thuốc Hero, Jet, Esse có xuất xứ từ Indonesia, Thái Lan… vận chuyển từ Campuchia về Việt Nam. Còn mặt hàng gỗ thì chủ yếu được vận chuyển trái phép từ Lào qua khu vực biên giới Cửa khẩu Bờ Y về Việt Nam. Đội đã bắt được 2 vụ, tịch thu 4,512 m3 gỗ các loại…

Do các đối tượng buôn lậu chủ yếu là dân bản địa, khá tinh thông địa bàn nên việc phục bắt đòi hỏi lực lượng phải nằm vùng lâu dài, có kinh nghiệm và hiểu rõ quy luật cũng như thủ đoạn của các đối tượng. Là người có thâm niên công tác tại Đội kiểm soát, anh Trần Thanh Vân-Đội phó Đội kiểm soát Hải quan Gia Lai-Kon Tum chia sẻ: Để bắt được một vụ buôn lậu có khi anh em trong đội phải mất cả tháng trời mật phục, theo dõi. Không chỉ mặc thường phục, đi xe máy, anh em còn phải đóng giả là người dân đi làm rẫy, ăn ngủ trong rừng. Vì các đối tượng buôn lậu có tai mắt khắp nơi, chỉ cần xe của đội lăn bánh là chúng đã điện báo cho nhau biết. Đến khi phát hiện muốn bắt các đối tượng vi phạm cũng không dễ vì các đối tượng rất manh động, nguy hiểm, chúng thường vứt hàng bỏ chạy hoặc cố tình làm náo động để “đồng bọn”-chủ yếu là dân chuyên vận chuyển, buôn bán hàng lậu túa ra vây quanh lực lượng để lẩn trốn.

Ngoài mặt hàng gỗ, thuốc lá, còn có một số mặt hàng lậu khác được vận chuyển qua khu vực biên giới cửa khẩu như nước giải khát, sữa, dầu gió, pháo nổ, pháo hoa, dao, kiếm, roi điện... Tuy nhiên, các vụ vận chuyển này có quy mô nhỏ, lẻ, chủ yếu là người dân địa phương qua thăm người quen mua về, hoặc người dân sát biên giới qua lại mua bán. Trong thời gian qua, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đã bắt và tịch thu 38,5 kg pháo hoa, pháo nổ; 11 thanh dao, kiếm các loại và 1 chiếc roi điện...

Bên cạnh việc trấn áp tội phạm buôn lậu, tình hình gian lận thương mại, vi phạm các thủ tục hải quan thời gian qua cũng được Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2014, Cục đã xử lý 67 vụ vi phạm hành chính về hải quan, tổng số tiền xử phạt nộp ngân sách nhà nước trên 477 triệu đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu là quá thời hạn của các phương tiện vận tải tạm nhập-tái xuất và ngược lại; doanh nghiệp làm mất tờ khai hải quan, khai chưa chính xác hoặc khai sai mã số hàng hóa…

Dã Quỳ

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm