Triển khai chương trình canh tác lúa thông minh mùa thứ 3

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết  chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2017 vừa được triển khai.
 

Các đại biểu tham quan ruộng lúa canh tác theo chương trình thông minh.
Các đại biểu tham quan ruộng lúa canh tác theo chương trình thông minh.

Đây là mùa thứ 3 sau 2 vụ hè thu năm 2016 và đông xuân năm 2016-2017, chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu được tổ chức tại 13 tỉnh ĐBSCL. Theo đó, mỗi tỉnh có 5 hộ, mỗi hộ dành 0,5 ha tham gia mô hình. Chương trình cung cấp giống lúa, phân bón cùng gói kỹ thuật từ làm đất, gieo sạ, chăm bón, đến thu hoạch và sau thu hoạch.

Ông Nguyễn Hoàng Tám, một nông dân ở huyện Phước Long, Bạc Liêu cho biết năm 2016, gia đình ông có 0,5/6 ha tham gia chương trình này. Kết quả lúa trong mô hình cây to, cứng, ra bông to, hạt nhiều và chắc, ít ngã đổ và sâu bệnh; giảm được lượng phân bón và giảm một nửa số lần phun thuốc trừ sâu; năng suất lúa đạt 772 kg/công (khoảng 7,72 tấn/ha), trong khi thu hoạch ở số ruộng còn lại chỉ đạt 6,9 tấn/ha.

GS. TS Mai Văn Quyền-Trưởng Ban Cố vấn chương trình so sánh, nông dân tham gia mô hình gieo sạ 80 kg lúa giống/ha, bón 70 đơn vị đạm/ha, trong khi các diện tích khác gieo trung bình 141 kg và bón trung bình 170 đơn vị đạm/ha.

Kết quả cho thấy, mặc dù trung bình 1 m2 trong mô hình có 469 bông lúa chắc hạt còn ngoài mô hình là 539 bông, nhưng 1 bông lúa trong mô hình có 72 hạt chắc thì bên ngoài chỉ có 57 hạt. Năng suất bình quân trong mô hình là 6,09 tấn/ha, trong khi ngoài mô hình chỉ đạt 5,65 tấn/ha. Chi phí để thu được 1 kg thóc trong mô hình là 2.670 đồng, còn bên ngoài lên đến 3.131 đồng. Do vậy, tổng lợi nhuận trong mô hình cao hơn ngoài mô hình 3,4 triệu đồng/ha.

Đại diện đơn vị tham gia vào chương trình, ông Ngô Văn Đông, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền cho rằng ưu điểm mà gói kỹ thuật sản xuất cung cấp cho nông dân là giải pháp tổng hợp, từ kỹ thuật làm đất, chọn giống, gieo xạ, chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay bón phân phù hợp...

Chương trình được nhiều nhà khoa học đầu ngành và nhiều kỹ sư của các đơn vị tham gia hướng dẫn cho nông dân rất cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng. Với kết quả đạt được rất tích cực từ vụ sản xuất lúa hè thu 2016 và đông xuân 2016-2017 sẽ là cơ sở để tiếp tục tổ chức vào vụ hè thu năm nay, trên quy mô lớn hơn.

Theo Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Trần Văn Khởi, dù lãi người trồng lúa thu được hiện nay có đạt 30% như tiêu chí đề ra nhưng với diện tích ngày càng giảm, người trồng lúa sẽ rất khó làm giàu. Vì vậy, muốn làm giàu thì người trồng lúa phải có lãi từ 50% trở lên, mà muốn có lợi nhuận cao không còn cách nào khác là phải hạ được giá thành sản xuất. Sau 2 vụ sản xuất, chương trình canh tác lúa thông minh cho thấy đã đáp ứng được điều này.

Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu đã nhận được sự đồng tình và phối hợp hành động của nhiều đơn vị như Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Trồng trọt và nhiều doanh nghiệp liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Ban cố vấn chương trình là những chuyên gia nông nghiệp có uy tín, sau khi tập huấn cho nông dân, các chuyên gia còn tiến hành kiểm tra, thăm đồng, trực tiếp hướng dẫn nông dân thực hiện đúng gói kỹ thuật canh tác.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.