Trẻ trung và kiên trì "Lương Định Của" thế hệ 4.0

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ những thửa ruộng, cánh đồng trên khắp cả nước, các "Lương Định Của" trẻ tuổi đang ngày đêm hăng say, sáng tạo, ra sức lao động sản xuất, hình thành nên những giá trị mới, đưa nền nông nghiệp nước nhà tiến nhanh, hiệu quả vào cuộc cách mạng công nghệ, tích cực hội nhập sâu rộng với thế giới. 
 
Nhà khởi nghiệp trẻ Lưu Lập Đức cùng bà con nông dân lao động sản xuất trên cánh đồng tại huyện Đức Trọng.
Nhà khởi nghiệp trẻ Lưu Lập Đức cùng bà con nông dân lao động sản xuất trên cánh đồng tại huyện Đức Trọng.
Sinh ra và lớn lên ở khu vực nông thôn, cho nên anh Lưu Lập Đức đã sớm gắn bó với sản xuất nông nghiệp. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, năm 2015, anh Đức trở về quê hương với ước mơ nâng tầm giá trị các loại nông sản đặc trưng của mảnh đất Đức Trọng (Lâm Đồng). 
"Chân ướt chân ráo" khởi nghiệp, cơ sở sản xuất nông sản non trẻ của chàng trai người Tày gặp khó khăn liên tiếp. Không nản lòng, anh cố gắng đi khắp nơi để học hỏi kinh nghiệm, tìm đầu ra phù hợp, ổn định, bền vững cho sản phẩm. Suốt một năm ròng rã, anh Đức đã tìm đến hàng trăm cửa hàng rau an toàn, nhà hàng, quán nhậu... tại khu vực miền nam. 
Vừa gây dựng được vài cơ sở tiêu thụ sản phẩm uy tín, ổn định, thì năm 2016, tình trạng thay đổi thời tiết khiến chất lượng nông sản giảm sút nghiêm trọng, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của mô hình trên thị trường. Đứng trước một "mặt trận" với phần thua ngày một rõ, anh Lưu Lập Đức quyết định thay đổi toàn bộ phương pháp chăm sóc, trồng trọt, định hướng lại mô hình. 
"Tôi luôn tâm niệm rằng, mô hình kém hiệu quả thì đừng đổ lỗi cho khách quan, mà bản thân phải tự chuyển động, thay đổi trước. Trong đó, cách thay đổi tốt nhất chính là tăng cường hàm lượng tri thức", anh Lưu Lập Đức chia sẻ. 
Nghĩ là làm, chàng trai SN 1992 càng tích cực tham gia tập huấn, chương trình học tập từ các tổ hợp tác nông nghiệp, hội thảo liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, cơ cấu lại mô hình khởi nghiệp theo hướng tập trung vào các sản phẩm đặc thù như cà chua, hành tây, rau cần... 
Anh Đức thành lập hệ thống hộ kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời bắt tay liên kết với khoảng 20 nhà nông ở địa phương để bảo đảm nguồn cung. Sau thời gian dài kiên trì triển khai, đến nay Tổ hợp tác tiêu thụ sản phẩm của anh đã dần hoạt động ổn định, cung cấp hơn 20 tấn nông sản ra thị trường mỗi ngày. 
Anh cho biết, lợi nhuận hằng tháng của mô hình hiện đạt khoảng 250 triệu đồng, tạo thu nhập ổn định cho các hộ liên kết sản xuất ở mức mười triệu đồng/sào mỗi tháng, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 40 lao động với thu nhập bình quân khoảng sáu triệu đồng/người mỗi tháng. Từ những thành công đó, anh Đức đã thành lập công ty TNHH phân phối nông sản tiêu chuẩn VietGap. 
Mới đây, anh Lưu Lập Đức đã trở thành một trong 56 thanh niên được xét tặng Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XV, năm 2020 do T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức.
Sau 15 năm triển khai, Giải thưởng đã tuyên dương 1.961 thanh niên nông thôn tiêu biểu, đã phát huy truyền thống cần cù, nghị lực và nhiệt huyết vượt khó khăn, tiên phong ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, làm giàu chính đáng. 
Dự kiến, Lễ trao Giải thưởng Lương Định Của năm nay sẽ diễn ra vào tối 11-12 tới đây tại Thủ đô Hà Nội. 
NGỌC VY (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000).