Trần Vượng: Vẽ tranh bằng lửa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Yêu thích hội họa, anh Trần Vượng (SN 1988, tổ 5, thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã tự mày mò học vẽ. Anh đặc biệt đam mê tranh bút lửa, một thể loại đòi hỏi người họa sĩ phải có cảm nhận sâu sắc và chính xác trong từng nét vẽ.
Khi chúng tôi đến, anh Vượng đang cặm cụi, tỉ mẩn vẽ từng đường nét lên tấm gỗ pơ mu. Từ bàn tay khéo léo của anh, cây bút vẽ một đầu đỏ rực để lại những vệt màu nâu khi mạnh mẽ, khi thanh mảnh, mềm mại trên nền gỗ vàng nhạt. Tấm tranh bút lửa ấy do khách tự tay lựa chọn gỗ, lên ý tưởng và đặt hàng. “Mình đã thức suốt đêm để phác thảo bức tranh này. Vẽ bút lửa tuy không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật, chỉ cần dùng nhiệt độ để đốt cháy, tạo đường nét trên mặt gỗ nhưng phải tỉ mỉ, kỳ công nên tốn rất nhiều thời gian, công sức”-anh Vượng chia sẻ.
 Anh Trần Vượng thực hiện một tác phẩm tranh bút lửa. Ảnh: P.L
Anh Trần Vượng thực hiện một tác phẩm tranh bút lửa. Ảnh: P.L
Từ khi còn học tiểu học, anh Vượng đã rất yêu thích hội họa nhưng không có điều kiện học vẽ. Cậu trò nhỏ chỉ ngày ngày tự mình mày mò học hỏi qua sách vở bằng cách chép lại các bức tranh yêu thích. Đến kỳ thi đại học, với mong muốn theo đuổi đam mê, anh Vượng “khăn gói” theo họa sĩ Lê Hùng (TP. Pleiku) học vẽ vài tháng. Sau đó, anh trở thành sinh viên ngành Thiết kế nội thất, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp Đồng Nai. “Biết đến tranh bút lửa từ lâu, nhưng đến khi là sinh viên năm 2 mình mới bắt đầu vẽ bức tranh bút lửa đầu tiên sau khi tự lên internet tìm hiểu”-anh Vượng tâm sự. Lý do chàng trai trẻ say mê tranh bút lửa là bởi dòng tranh này tuy có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi sự chính xác gần như tuyệt đối trong từng nét vẽ. Các loại gỗ thường được dùng làm chất liệu gồm: bạch tùng (gỗ này khá hiếm), lồng mức, dổi vàng, thông ba lá, huỳnh đàn trắng…  Mỗi loại gỗ có vân, mức chịu nhiệt, tông màu khác nhau. Chỉ cần một chút cảm nhận nhiệt độ không đúng, lực nhấn không đều cũng sẽ khiến nét vẽ bị hỏng, khó có thể phục hồi và phải làm lại từ đầu. Vì vậy, khi bức tranh gần hoàn thiện, người họa sĩ càng phải tỉ mỉ, cẩn trọng, trau chuốt hơn.
“Tranh bút lửa có tông màu đơn giản nên rất thích hợp để khắc họa chân dung, đặc biệt là người già, tranh tôn giáo, thủy mặc hay những đề tài mang tính cổ điển. Nhìn một bức tranh bút lửa hoàn thiện, nếu không phải người am hiểu sẽ rất khó đoán định công sức mà họa sĩ đã bỏ ra. Cũng vì vậy mà dòng tranh này khá kén khách”-anh Vượng bộc bạch. Thông thường, mỗi bức tranh bút lửa từ lúc phác thảo cho đến khi hoàn thiện đòi hỏi 8-10 ngày làm việc liên tục. Có những bức vẽ cả tháng trời mới xong như bức “Vô niệm”. Giá mỗi bức từ 5 triệu đồng trở lên. Tranh của anh hiện được nhiều người mua để trưng bày, tham gia triển lãm và mời đấu giá từ thiện. Anh Vượng chia sẻ: “Nếu chỉ vì mục đích kinh doanh thì không nên chọn tranh bút lửa. Bởi rất ít họa sĩ sống được bằng loại tranh này. Nhưng bút lửa lại đem đến cho mình cảm hứng sáng tác đặc biệt mà những thể loại khác không có. Do đam mê nên mình cố gắng duy trì, cố gắng làm thêm nhiều việc khác để có thể nuôi sống tranh bút lửa”.
Chàng họa sĩ trẻ cũng tâm sự rằng, sắp tới anh sẽ phát triển hơn dòng tranh này bằng cách dùng dụng cụ tạo lửa như khò nhiệt để khiến từng nét vẽ mềm mại, uyển chuyển hơn, các mảng màu mịn màng hơn, làm nên độ chân thực, sắc sảo hơn cho bức tranh.
 LINH GIANG

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.