TPHCM áp bảng giá đất mới từ khi thông qua đến hết 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bảng giá đất điều chỉnh của TPHCM nếu áp dụng sẽ có 80.000 hộ dân bị thu hồi đất để làm các dự án, được bồi thường với giá tốt hơn nhưng TPHCM chỉ áp dụng từ khi thông qua đến hết ngày 31/12/2025.

Ngày 28/8, tại cuộc họp giao ban báo chí, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết, TPHCM đang xem xét ban hành bảng giá đất mới nhằm thực hiện quy định Luật Đất đai 2024.

Theo đó, có 4 phương án được TPHCM đưa ra xem xét, lựa chọn việc áp dụng bảng giá đất mới. Một là giữ nguyên mức cũ; hai là áp dụng mức giá nhà nước quy định đã nhân hệ số K (hệ số sử dụng đất); ba là giữ mức cũ và cập nhật giá đất tái định cư; bốn là xây dựng bảng giá đất mới hài hòa lợi ích các bên.

Thời gian áp dụng dự kiến từ khi thông qua đến hết ngày 31/12/2025.

Ông Nguyễn Toàn Thắng phát biểu tại cuộc họp hôm nay.

Ông Nguyễn Toàn Thắng phát biểu tại cuộc họp hôm nay.

Hiện bảng giá đất này đã qua các bước xây dựng dự thảo, tiếp nhận góp ý, thực hiện các hội nghị phản biện. Ban soạn thảo sẽ tiếp thu, bổ sung chỉnh sửa, trình UBND TPHCM ban hành.

Trên thực tế, để thực hiện chủ trương từng bước đưa giá đất tiệm cận giá thị trường, thời gian qua, TPHCM đã bước đầu áp dụng giá đất cụ thể (giá thị trường) để tính bồi thường các dự án hạ tầng khu vực ngoại thành như dự án đường Vành đai 2, 3.

Chẳng hạn, giá đất tại vị trí đường song hành quốc lộ 22 (huyện Hóc Môn) theo giá nhà nước là 3,5 triệu đồng/m2 nhưng thực tế UBND TPHCM đền bù hơn 39,5 triệu đồng/m2. Đây cũng là một trong những cơ sở để TPHCM xây dựng bảng giá đất mới phù hợp hơn với thực tế.

Bảng giá đất chỉ phản ánh giá đất giao dịch thực tế trên thị trường. Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai cao hay thấp thì cơ quan chức năng sẽ phối hợp, báo cáo UBND TPHCM kiến nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh mức thu, tỷ lệ thu cho phù hợp.

“Bảng giá đất điều chỉnh nếu áp dụng sẽ có 80.000 hộ dân bị thu hồi đất để làm các dự án được bồi thường với giá tốt hơn”, ông Thắng nói.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cũng khẳng định, bảng giá đất điều chỉnh không tác động đến việc định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các dự án bất động sản, nhà ở thương mại do các dự án này được tính theo phương pháp thặng dư. Giá đất nông nghiệp đã được điều chỉnh phù hợp với thực tế nên các khoản được trừ của nhà đầu tư sẽ phù hợp hơn so với trước đây.

Bảng giá đất điều chỉnh không tác động đến việc định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các dự án bất động sản.

Bảng giá đất điều chỉnh không tác động đến việc định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các dự án bất động sản.

Trường hợp chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất ở thì người dân phải nộp tiền sử dụng đất là khoảng chênh lệch giữa giá đất của mục đích sử dụng đất sau (đất ở) trừ đi giá đất của mục đích sử dụng đất trước khi chuyển (đất nông nghiệp).

Theo bảng giá đất dự kiến điều chỉnh, giá đất nông nghiệp có tỷ lệ tăng bình quân cao hơn (11 - 14 lần) so với tỷ lệ tăng giá của đất ở (4 - 5 lần). Do đó, khoảng cách giữa hai mục đích sử dụng đất sẽ giảm dần.

Ngoài ra, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, thời gian qua, doanh nghiệp làm dự án bất động sản khi thỏa thuận mua lại đất của dân, thương lượng đôi bên thường không có tiếng nói chung. Bởi căn cứ lúc này là giá thị trường nhưng người dân lại đề mức quá cao, doanh nghiệp dựa vào phương pháp thặng dư đưa ra một mức giá khác.

“Khi có bảng giá điều chỉnh được xây dựng dựa trên các giao dịch trên thị trường, giá bồi thường đã được chính quyền quyết định, hai bên sẽ có cơ sở để thỏa thuận”, ông Thắng nói.

Theo Duy Quang (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

(GLO)- Với mục tiêu trở thành vùng kinh tế động lực khu vực phía Đông tỉnh và hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III vào năm 2025, thị xã Ayun Pa đã huy động các nguồn lực tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, xanh-sạch-đẹp.