TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất xây công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp tại 5 huyện

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
UBND TP.HCM có chủ trương cho phép xây dựng công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp, thí điểm tại 3 huyện: Cần Giờ, Củ Chi và Nhà Bè. Đồng thời khảo sát nhu cầu xây dựng công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp ở Bình Chánh và Hóc Môn.
Ngày 12-10, Ủy ban MTTQ VN TP.HCM giám sát kết quả thực hiện chủ đề năm 2022 đối với một số sở ngành.
Nhiều ý kiến của đoàn giám sát cho hay quy định chỉ các dự án nông nghiệp mới được cấp phép xây dựng công trình sẽ làm khó doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ dân vì các trường hợp này thường không có dự án nhưng lại có nhu cầu. Cho rằng chính sách này chưa phù hợp, chưa tháo gỡ được những lãng phí về đất đai, đại biểu nhìn nhận, cần mở rộng hơn nữa về mặt chính sách, cụ thể là cho phép người dân làm công trình tạm thời và phải cam kết tự giải tỏa, không được bồi thường khi nhà nước có quyết định thu hồi đất.
Về vấn đề này, ông Lê Trần Kiên, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết từ tháng 9.2020, UBND TP.HCM có chủ trương cho phép xây dựng công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp, thí điểm tại 3 huyện: Cần Giờ, Củ Chi và Nhà Bè. Đến nay đã hơn 2 năm nhưng số lượng đăng ký còn khá ít. Thống kê đến quý 1/2022, toàn TP.HCM chỉ có 138 hồ sơ được giải quyết, trong đó Củ Chi có 120 hồ sơ, Nhà Bè có 7 hồ sơ và Cần Giờ có 11 hồ sơ. Lý giải số lượng hồ sơ được giải quyết ít hơn số lượng khảo sát ban đầu, ông Kiên cho rằng, nguyên nhân chính do dịch Covid-19 tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Cũng theo ông Kiên, Sở Xây dựng đã làm việc với 2 huyện còn lại là Bình Chánh và Hóc Môn để khảo sát nhu cầu. Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng đã báo cáo, kiến nghị UBND TP.HCM chấp thuận tăng thời gian thí điểm đến hết năm 2023 và mở rộng ra toàn bộ 5 huyện ngoại thành. “Như vậy, 5 huyện ngoại thành sẽ được thí điểm chủ trương này để giải quyết nhu cầu của người dân, doanh nghiệp”, ông Kiên nói.
Theo Quyết định 3680 năm 2019 của UBND TP.HCM, có 2 nhóm công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp được phép xây dựng. Nhóm 1 là các hạng mục lắp dựng bằng các cấu kiện lắp ghép dễ tháo dỡ để phủ màng, lưới. Các công trình như chòi canh, nhà giữ vườn không nhằm mục đích để ở, được lắp dựng bằng vật liệu thân thiện với môi trường như cây gỗ, thanh tre, nứa, lá… với diện tích không quá 15 m2. Chủ đầu tư các hạng mục này phải thông báo đến UBND xã khi thi công. Nhóm 2 là các công trình phải được UBND huyện thỏa thuận quy mô phù hợp với phương án sản xuất nông nghiệp, công trình quy mô cấp 4, 1 tầng, diện tích xây dựng dưới 1.000 m2, cao dưới 6 m, mật độ xây dựng không quá 5%.
Theo TNO
 

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.