TP HCM: 5 huyện ngoại thành lên thành phố khả thi hơn lên quận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Qua đối chiếu các tiêu chí từ quy định hiện hành, so sánh với thực trạng, việc lựa chọn mô hình thành phố thuộc thành phố (tương ứng đô thị loại III) sẽ khả thi và thuận lợi hơn đối với 5 huyện ngoại thành.

Đây là nhận định trong dự thảo trình UBND TP HCM của Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) khi rà soát, tổng hợp báo cáo khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị trong quản lý, phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

5 huyện ngoại thành của TP HCM lên thành phố khả thi và thuận lợi hơn lên quận.

5 huyện ngoại thành của TP HCM lên thành phố khả thi và thuận lợi hơn lên quận.

Hầu hết 5 huyện (Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ) đều vướng tiêu chí theo quy định là 100% xã, thị trấn phải là phường đối với chuyển thành đơn vị hành chính cấp quận, trong khi chỉ đạt tối thiểu là 70% phường trực thuộc đối với đơn vị hành chính cấp thành phố (thuộc thành phố).

Trước đó, TP HCM đã tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng các huyện theo tiêu chí của quận (hoặc thành phố) theo các thông số: dân số, diện tích, số đơn vị hành chính, cơ cấu và phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị và đưa ra đánh giá sơ bộ.

Qua đối chiếu các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính quận về phát triển kinh tế - xã hội (theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH2013 về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính và Nghị quyết số 1211/2016UBTVQH13 về phân loại đô thị, và còn nhiều tiêu chí chưa đạt), 5 huyện ngoại thành còn một số tiêu chí chưa đạt. Trong đó, Bình Chánh là địa phương đạt nhiều tiêu chí nhất với 26/30 tiêu chí; Cần Giờ là địa phương đạt thấp nhất với 19/30 tiêu chí; huyện Nhà Bè và Củ Chi cùng đạt 23/30 tiêu chí; huyện Hóc Môn đạt 22/30 tiêu chí.

Báo cáo về đề án nhánh "Định hướng phát triển hạ tầng đô thị các huyện ngoại thành TP HCM" (thuộc đề án "Đầu tư - Xây dựng các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP HCM)" của Sở QH-KT cũng cho thấy tương quan và tiềm năng của các địa phương bứt phá trong phát triển đô thị.

Theo Sở QH-KT, ngoại trừ huyện Nhà Bè đang dần tiệm cận với đô thị loại II, thì 4 huyện còn lại hướng đến đô thị loại III, riêng huyện Bình Chánh đã gần đạt được đô thị loại III. Việc giải quyết các vấn đề về giao thông kết nối có thể xem là nhiệm vụ xương sống tạo bước đệm cho sự phát triển lan tỏa đột phá.

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.