Tôi đi... đẻ: Trước giờ G

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đã quá 5 ngày so với dự sinh nhưng tôi vẫn chưa chuyển dạ. “Lượng máu nuôi não em bé giảm... đã đến lúc lấy em bé ra”, bác sĩ Trương Thị Thảo (Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) chỉ định tôi nhập viện ngay trong đêm.
Khi đi đẻ, tôi phải tự làm thủ tục, ký các loại giấy tờ trong đêm khiến tâm trạng rất căng thẳng. Ảnh: Trung Du
Khi đi đẻ, tôi phải tự làm thủ tục, ký các loại giấy tờ trong đêm khiến tâm trạng rất căng thẳng. Ảnh: Trung Du
21 giờ 30, sau khi rời phòng khám của bác sĩ Thảo trên đường Cao Thắng (Q.3, TP.HCM), vợ chồng tôi đi ăn cháo rồi tạt qua tiệm, gội đầu sạch sẽ để nhập viện chuẩn bị sinh con. Một hộp sữa bột, vài bộ quần áo rộng, bọc tã lót cho trẻ sơ sinh, phích nước và vài vật dụng đã được vợ chồng tôi gói ghém cẩn thận sẵn sàng.
Trắng đêm
Khoảng 23 giờ, khi chúng tôi chuẩn bị rời nhà thì một trận mưa ập tới. Sau hàng chục lần bắt Grab không được, chồng tôi lấy số tổng đài gọi một chiếc taxi vội vào nhập viện theo chỉ định của bác sĩ: “Máu truyền đến não em bé giảm nhẹ. Nhập viện theo dõi”. Đến Bệnh viện (BV) Từ Dũ lúc này đã gần nửa đêm. Cùng tôi là khoảng chục chị uể oải vác bụng bầu, trên tay cầm mớ giấy tờ đang làm thủ tục nhập viện. “Thai phụ cầm chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm vào làm thủ tục, người nhà ngồi ngoài đợi”, anh bảo vệ đứng ngay cửa ra vào hướng dẫn.
Chuẩn bị kỹ từ sữa, bông gòn, bỉm tã, quần áo, dép để sẵn sàng cho cuộc sinh nở. Ảnh: Trung Du
Chuẩn bị kỹ từ sữa, bông gòn, bỉm tã, quần áo, dép để sẵn sàng cho cuộc sinh nở. Ảnh: Trung Du
Tôi được chỉ định vào phòng số 4 khu cấp cứu. Ở đây đã có vài chị rên đau đang nằm chờ trên bàn. Cầm cuốn sổ khám thai trên tay tôi hỏi: “Nộp sổ ở đâu vậy chị?”, “Ngồi đó đợi đi!”, câu trả lời không chủ ngữ, lạnh tanh khiến tôi thấy lo.
Sau gần 1 giờ khai thông tin, làm thủ tục, tôi được dẫn vào khu lưu bệnh nhân. Chị hộ lý dẫn tôi tới phòng 107 bis hướng dẫn: “Chị vào trong. Thấy giường nào trống thì nằm”. Thấy phòng có ba giường trống tôi chọn giường phía ngoài cho tiện đi lại. Tuy nhiên, khi tôi vừa nằm lên giường chưa đầy một phút thì có tiếng y tá quát: “Sao chưa ai chỉ định mà nằm xuống giường vậy. Đứng lên, ra ngoài hết đi”. Tôi và một số chị nữa bước ra ngoài nhìn nhau. Một chị bảo: “Người bảo nằm, người đuổi ra... không biết đâu mà lần”.
Tại khoa sản dù nửa đêm vẫn luôn đông đúc. Ảnh: Trung Du
Tại khoa sản dù nửa đêm vẫn luôn đông đúc. Ảnh: Trung Du
Khi các thủ tục đầu tiên như đo tim thai, thăm khám kết thúc cũng là lúc đồng hồ điểm 1 giờ sáng. Lúc này tôi được dẫn vào phòng 117. “Anh cho mượn cái ghế bố”, chị hộ lý vừa dứt lời thì một thanh niên đưa người nhà đi đẻ vụt nhỏm dậy nhường ghế bố cho tôi. Lót một bịch bông gòn mang sẵn từ nhà làm gối, tôi co mình trên chiếc ghế bố, cứ năm phút lại sột soạt trở mình một lần. Nhìn lên phía những chiếc giường chật cứng tôi thấy các chị bầu hầu hết đều trở mình khó khăn vì phải nằm tráo đầu đuôi với chồng hoặc người thân. Một thai phụ có lẽ do say ngủ miệng không ngớt: “Mở máy lạnh đi. Nóng quá”, trong khi phòng chỉ có hai chiếc quạt trần.
Tới 1 giờ 30 phút, sau một ngày dài di chuyển liên tục và mệt mỏi, tôi vừa thiu thiu thì bị dựng dậy. “Dẹp cái ghế bố này vào. Có thêm người mới”, tiếng cô hộ lý yêu cầu. Tôi lật đật vịn tay vào thành giường kế bên ngồi dậy để di chuyển cái ghế bố từ hàng giữa vào sát mép.
Tiếng đàn ông ngáy, sản phụ rên, tiếng kêu từ những chiếc giường bố và lâu lâu tiếng hộ lý gọi tên một sản phụ nào đó chuẩn bị đi sinh khiến căn phòng sáu giường với hơn chục con người cứ thao thức. “Giờ không ngủ được thì ngày mai lấy đâu ra sức sinh con”, suốt đêm tôi nằm lo trong giấc ngủ chập chờn.
Chọc ối đi sanh
“Đi đẻ, ghét nhất là những sản phụ khóc la nên vô đó phải gắng kiềm chế. Đau cũng phải chịu, đừng để người ta ghét mà việc sinh đẻ gặp khó khăn”, trước khi đi đẻ tôi đã được nhồi đi nhồi lại điều đó. Tôi cũng ý thức được rằng mỗi ngày hộ lý, bác sĩ phải đỡ rất nhiều ca sinh nên sẽ gắng hết sức để không gây thêm phiền phức cho họ.
Tuy nhiên, sau một đêm nhập viện khá mất sức, đứng trước phòng thủ thuật để chuẩn bị đặt túi nước kích thích sinh sớm, tôi bắt đầu hoảng. Đặc biệt, khi nhìn bác sĩ cầm chiếc kẹp mỏ vịt lớn chuẩn bị cho túi nước vào người, tôi chợt rùng mình. Túi nước được đưa vào khoảng một phút tôi cảm giác cơ thể mình đang trào ngược không thể tiếp nhận, vã mồ hôi lạnh ướt sũng nên van nài: “Ôi, em không thể chịu đau hơn được. Đau quá là em bị tụt huyết áp và sẽ xỉu”.
Vị bác sĩ đặt túi nước nói vì tôi không chịu được nên túi nước không đặt sâu và có thể sẽ không có nhiều tác dụng.
Người thân của các thai phụ ngủ tạm trong hành lang bệnh viện. Ảnh: Trung Du
Người thân của các thai phụ ngủ tạm trong hành lang bệnh viện. Ảnh: Trung Du
Hơn hai giờ trôi qua, tôi chỉ nghĩ đến lời y tá tư vấn lúc sáng nếu đặt túi nước lần một không được có thể sẽ đặt tiếp lần hai và nếu vẫn không được sẽ can thiệp bằng những phương pháp khác. “Vậy sau khi can thiệp hết các thủ thuật mà vẫn không thể sinh thường thì sao? Lúc ấy mới mổ thì chắc mình kiệt sức rồi”, tôi nghĩ vậy nên bấm số điện thoại của chồng (suốt thời gian nằm trong phòng theo dõi, người nhà ở bên ngoài đợi, không được vào) nói chồng tôi nhờ người giúp đỡ để được sinh mổ ngay. Tôi cũng kể sơ sơ về việc mình vừa được đặt túi nước nhưng có vẻ không khả quan.
Vì biết sức khỏe của tôi có vấn đề nên anh cũng cố gắng cầu cứu khắp nơi nhưng vô ích: “bác sĩ nói nếu không có lý do thì không được mổ”. Từ việc lựa chọn nước đôi sinh thường khó quá thì xin mổ giờ tôi chỉ còn con đường duy nhất là nghe theo chỉ định của bác sĩ.
Sau khi can thiệp thủ thuật đặt túi nước kích sinh để làm nở rộng tử cung, tới gần 13 giờ một nữ hộ sinh đi kiểm tra từng người. Tôi nằm giường 19, giường cuối cùng được kiểm tra. Trước tôi là mười mấy ca khác đã được lấy túi nước ra ngoài. Trong đó có ba, bốn ca vì quá đau, khóc la không chịu nổi nên phải qua lượt. Tới lượt tôi, dù sợ nhưng tôi cắn môi tự nhủ sẽ chịu đau đến cùng. Tôi vẫn nhớ chị nữ hộ sinh kiểm tra cho tôi hôm đó đeo kính cận, gương mặt hiền nên cũng yên tâm phần nào.
Trước khi đẻ một ngày tôi nhập viện và được hướng dẫn nằm trên chiếc giường bố giữa căn phòng đã kín thai phụ. Ảnh: Trung Du
Trước khi đẻ một ngày tôi nhập viện và được hướng dẫn nằm trên chiếc giường bố giữa căn phòng đã kín thai phụ. Ảnh: Trung Du
“Cố chịu nha. Chị chọc ối để đi sanh luôn nhé” một giọng nói miền Nam ngọt ngào. Tôi ngoan ngoãn: “Dạ!”. Và thế là một cơn đau vã mồ hôi hột khiến tôi choáng váng. “Mở 3 phân, lên phòng sanh”, chị nữ hộ sinh thông báo.
Gửi lại đôi dép tổ ong đi ở chân cho người thân, tôi ngồi trên xe, được một cô hộ lý đẩy vào phòng chờ sanh lầu 1 và được thay một bộ đồ mới. (còn tiếp)
Theo Lam Ngọc (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Thượng tá Đậu Văn Huy chỉ huy thực tập phương án chữa cháy tại trụ sở liên cơ quan tỉnh. Ảnh: H.S

Thượng tá Đậu Văn Huy: Cứu người bằng cái tâm

(GLO)- Với hơn 24 năm công tác, Thượng tá Đậu Văn Huy-Phó Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Gia Lai) đã tham gia, chỉ đạo thực hiện thành công hàng chục cuộc chữa cháy, cứu nạn và thực tập phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH).

Cẩn trọng với giấc mơ hóa 'thiên nga': Phẫu thuật thẩm mỹ tay ngang

Cẩn trọng với giấc mơ hóa 'thiên nga': Phẫu thuật thẩm mỹ tay ngang

Nhu cầu làm đẹp là chính đáng nhưng phải chọn bác sĩ, cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, làm đẹp một cách thận trọng, tỉnh táo. Đã có nhiều sự cố y khoa từ những ca phẫu thuật thẩm mỹ tại các cơ sở hành nghề “chui”, dưới tay bác sĩ “chui” khiến người thì bỏ mạng, người thì tiền mất tật mang.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.