Tìm thấy tháp sọ người Aztec 500 năm tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một trong những khám phá khảo cổ đáng chú ý nhất 2018 là tìm thấy tháp sọ người Aztec 500 năm tuổi ở thành phố Mexico City, trang tin Thevintagenews.com (TVC) đầu tháng 7 cập nhật.

 
Tháp sọ người ở Templo Mayor
Tháp sọ người ở Templo Mayor



 Công đầu tiên phát hiện thấy tháp sọ người này không phải là các nhà khảo cổ học mà là nhóm thợ điện. Chuyện bắt đầu từ năm 1978 khi một một thợ điện làm việc dưới tầng hầm tình cờ phát hiện thấy một bức tượng cổ, hóa ra là nữ thần Aztec Coyolxauhqui.

Từ phát hiện trên, các nhà khảo cổ đã lần ra dấu vết của kim tự tháp cổ đại có tên Templo Mayor, hay đúng hơn là nền móng của một chiếc tháp sọ người khổng lồ có niên đại cách chúng ta trên 5 thế kỷ. Templo Mayor là một trong những ngôi đền chính của người Aztec ở thủ phủ Tenochtitlan, nay là Mexico City. Phong cách kiến ​​trúc nó thuộc về giai đoạn hậu Mesoamerica.

Một phần của thủ phủ Tenochtitlan và là quê hương của người Mexica đã từng bị người chinh phục Tây Ban Nha tấn công vào thế kỷ 16 và bắt đầu xây dựng thành quách mà ngày nay vẫn còn tồn tại thuộc Mexico City, thủ đô Mexico ngày nay.

Tenochtitlan là một thành phố kim tự tháp, được xây dựng năm 1325, với Templo Mayor đóng vai trò là đầu mối tín ngưỡng. Trên đỉnh đền thờ này là hai ngôi đền dành cho Huitzilopochtli, thần chiến tranh và Tlaloc, thần mưa. Sự khám phá tháp sọ người Aztec 500 năm tuổi đã hé lộ một phần nền văn hóa Mesoamerican.

Trước đó, tháng 7/2017, Viện Nhân chủng và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) đã tìm thấy tòa tháp Aztec Temple (Templo Mayor) ở Tenochtitlan, có quy mô rộng bằng một chiếc sân bóng rổ. Tenochtitlan đã được thành lập vào năm 1325 và để lại những câu chuyện khủng khiếp về sự hy sinh của con người gắn liền với xã hội. Để tạo ra tháp Aztec Temple, chủ nhân của những chiếc sọ này đã bị moi tim, bởi tim là linh hồn của con người. Sau đó họ bị chặt đầu, da và cơ bị tách khỏi hộp sọ , sau đó xiên ngang treo trên cột .

Theo các nhà khảo cổ, có khoảng 100.000 hộp sọ được tìm thấy tại đền Templo Mayor, tạo ra những hàng cột sọ người có tên là “tzompantli”. Sau một thời gia dài dãi dầm mưa nắng, những hộp sọ bắt đầu bị nứt vỡ, mất răng , người ta tiếp tục dùng vữa để gia cố và tạo thành tháp sọ người dạng giá đỡ. Qua nghiên cứu, trước khi chết những người này có sức khỏe tốt, 75% là đàn ông có độ tuổi từ 20-35, 20% là phụ nữ và 5% là của trẻ em.


 

 Có khoảng 100.000 hộp sọ được tìm thấy tại đền Templo Mayor
Có khoảng 100.000 hộp sọ được tìm thấy tại đền Templo Mayor



 Trong một bài báo công bố trên trang web của tạp chí Science năm 2018, quy mô của giá và tháp cho thấy, có tới hàng ngàn hộp sọ được dùng để xây dựng tháp, điều này chứng tỏ có rất nhiều người bị chết mà người ta tin rằng hậu quả của sự chinh phạt của người Tây Ban Nha hoặc do văn hóa hiến tế người sống rùng rợn của người Aztec để tôn vinh các vị thần.

Kể từ khi khai quật năm 2015, giới sử học đã bắt tay vào nghiên cứu. Có giả thiết cho rằng sọ người trong tháp là của các chiến binh từ trước cuộc chinh phạt của người Tây Ban Nha nhưng về sau, do phát hiện thấy độ tuổi và giới tính không đồng nhất nên giả thiết trên bị loại bỏ. Hiện, các nhà khảo cố đang tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu các nghi thức tế thần của người Aztec để trả lời ai là chủ nhân của tháp cũng như vì sao họ lại bị giết?


 

Các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra chủ nhân của tháp Templo Mayor
Các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra chủ nhân của tháp Templo Mayor



Kim Hùng (nongnghiep)
Theo Thevintagenews.com- 6/2018)

Có thể bạn quan tâm

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.