(GLO)- Xây dựng thành công chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm chính là mục tiêu lớn nhất của dự án “Liên kết sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C“ được triển khai tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai). Dự án được kỳ vọng sẽ giúp sản xuất của nông dân có đầu ra ổn định.
(GLO)- Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây cà phê. Thực tế đó đòi hỏi các ngành, địa phương và doanh nghiệp cần có giải pháp giúp người dân tổ chức lại sản xuất cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng và thu nhập.
(GLO)- Từ năm 2018 đến nay, TP. Pleiku đã triển khai Dự án chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ cà phê tại xã Gào, Trà Đa và Diên Phú. Dự án đã giúp người dân sản xuất ổn định và nâng cao thu nhập.
(GLO)- Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp huyện Chư Sê vận động bà con nông dân thay đổi tập quán canh tác, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, VietGAP, hữu cơ để nâng cao giá trị và chất lượng cà phê.
(GLO)- Hợp tác xã (HTX) sản xuất kinh doanh-dịch vụ nông nghiệp Ia Ring (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) chú trọng liên kết với doanh nghiệp để sản xuất cà phê theo các tiêu chuẩn. Việc liên kết đã góp phần giúp thành viên HTX và người dân trên địa bàn nâng cao năng suất, chất lượng cà phê.
(GLO)- Toàn tỉnh Gia Lai hiện có trên 97 ngàn ha cà phê. Thời gian qua, nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã và người dân trong tỉnh đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất cà phê sạch theo tiêu chuẩn 4C, VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ. Đồng thời mở rộng sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng, lấy doanh nghiệp làm đầu chuỗi để hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu thụ sản phẩm.
(GLO)- Cà phê là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Ia Grai. Để từng bước nâng cao giá trị sản phẩm, nhiều hộ dân trong huyện đã tham gia mô hình liên kết với các doanh nghiệp sản xuất bền vững theo tiêu chuẩn 4C.
(GLO)- Nhằm giúp nông dân tiếp cận phương pháp sản xuất cà phê bền vững có giấy chứng nhận đạt chuẩn, năm 2015, được sự hỗ trợ của Dự án Khuyến nông Trung ương, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng mô hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C với diện tích 25 ha tại 2 xã: Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah) và Ia Yok (huyện Ia Grai). Đến nay, mô hình tiếp tục thực hiện tại xã Tân Bình (huyện Đak Đoa) cũng với diện tích 25 ha của 50 hộ trồng cà phê, mỗi hộ khoảng 0,5 ha. Trong quá trình thực hiện, người trồng cà phê được hỗ trợ một phần phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; được tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, sử dụng vật tư theo đúng quy trình sản xuất; có sổ ghi chép nhật ký nông hộ, nhất là hoạch toán một cách chính xác những chi phí đã đầu tư sản xuất…