Tiếp sức đồng bào hồi hương ở cửa ngõ Kon Tum

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng trăm đoàn viên thanh niên đã xung phong tình nguyện đến cửa ngõ Kon Tum để hỗ trợ đồng bào hồi hương đi qua địa bàn.

 Bao nhiêu người dân đến chốt là bấy nhiêu phần quà và tình cảm được gửi trao. Ảnh: Đức Nhật
Bao nhiêu người dân đến chốt là bấy nhiêu phần quà và tình cảm được gửi trao. Ảnh: Đức Nhật


Mỗi ngày có 8-10 đoàn người hồi hương

Khi những đoàn người từ miền nam trở về quê và đi qua địa bàn Kon Tum, ngoài việc kiểm soát lượng người đi lại, đảm bảo an toàn cũng như hỗ trợ người dân, các chiến sĩ công an phải kiêm thêm nhiệm vụ phát cơm, tặng nước, biếu xăng… Áp lực đè nặng lên đôi vai lực lượng chức năng.


 

Mỗi ngày có 8-10 đoàn người hồi hương đi qua địa bàn tỉnh Kon Tum. Ảnh: Đức Nhật
Mỗi ngày có 8-10 đoàn người hồi hương đi qua địa bàn tỉnh Kon Tum. Ảnh: Đức Nhật


Nhận thấy sự quá tải tại chốt kiểm dịch, chính quyền địa phương đã ra văn bản huy động các nguồn lực tham gia phòng, chống dịchCovid-19 trên địa bàn tỉnh.

Hưởng ứng lời kêu gọi, hàng trăm đoàn viên thanh niên đã xung phong tình nguyện đến các chốt kiểm soát để phục vụ người dân. Dưới sự quản lý của Thành đoàn Kon Tum, các đội thanh niên tình nguyện được chia làm nhiều nhóm và tham gia hỗ trợ các cán bộ làm nhiệm vụ tại chốt Sao Mai, cửa ngõ của tỉnh Kon Tum.

 

 Hàng trăm tình nguyện viên đã xung phong đến cửa ngõ Kon Tum hỗ trợ đồng bào. Ảnh: Đức Nhật
Hàng trăm tình nguyện viên đã xung phong đến cửa ngõ Kon Tum hỗ trợ đồng bào. Ảnh: Đức Nhật


Tại cửa ngõ Kon Tum, cơn mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho mọi hoạt động trở nên bất tiện. Cứ sau vài tiếng lại có một đoàn người hồi hương dừng lại nghỉ ngơi. Sau hành trình dài hàng trăm km, vẻ phờ phạc, mệt nhọc hiện rõ trên khuôn mặt từng người. Trong lúc dừng lại nghỉ ngơi, mọi người được lực lượng chức năng, tình nguyện viên phát cơm, sữa, bánh cùng áo mưa, áo ấm.

Tất bật trong bộ quần áo bảo hộ, các đoàn viên thanh niên, tình nguyện viên của Thành đoàn Kon Tum xách theo cơm, bánh, sữa, xăng xe… len giữa đoàn người. Từng cánh tay vươn ra hướng theo những bóng người mặc đồ bảo hộ. Bao nhiêu người dân đến chốt là bấy nhiêu phần quà và tình cảm được gửi trao.

 

Cơn mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho mọi hoạt động trở nên bất tiện. Ảnh: Đức Nhật
Cơn mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho mọi hoạt động trở nên bất tiện. Ảnh: Đức Nhật


"Thương đồng bào nên chúng tôi luôn cố gắng"

Chị Đỗ Thị Hồng Hạnh, Bí thư Thành đoàn Kon Tum, cho biết từ ngày 3.10 đến nay, chị cùng các tình nguyện viên của Thành đoàn luôn túc trực tại cửa ngõ Kon Tum để hỗ trợ người dân đi qua địa bàn. Mỗi ngày bình quân có từ 8-10 đoàn qua chốt, việc phục vụ khá mệt, nhất là khi trời mưa. Thế nhưng, anh chị em làm nhiệm vụ ở đây đều luôn động viên nhau cố gắng thật nhiều để hỗ trợ cho bà con mình trên hành trình gian nan về quê.

“Thực hiện nhiệm vụ ở đây, chúng tôi không khỏi xót xa khi chứng kiến hình ảnh những em bé theo cha mẹ về quê, nhìn các con ăn cơm, thương lắm! Khổ nhất là lúc này Kon Tum đang vào mùa mưa, đoàn người hồi hương lái xe máy đi dưới mưa, che kiểu gì cũng không khỏi ướt. Thương đồng bào nên chúng tôi luôn cố gắng hỗ trợ hết sức có thể để bà con có một hành trình an toàn”, chị Hạnh nói.

Theo chị Hạnh, trong chiến dịch tình nguyện lần này có 120 đoàn viên, thanh niên tham gia. Các tình nguyện viên được chia thành nhiều nhóm thực hiện các nhiệm vụ khác nhau như nấu cơm tại khu cách ly, trực chốt Sao Mai, hỗ trợ bà con đi qua tỉnh. Ngoài ra, các xã, phường cũng cử lực lượng đoàn viên, thanh niên phối hợp với các cơ quan, ngành, địa phương chốt dọc tuyến đường hướng dẫn, để người dân không nhầm đường.

 

Các tình nguyện viên luôn cố gắng hỗ trợ hết sức có thể để bà con có hành trình an toàn. Ảnh: Đức Nhật
Các tình nguyện viên luôn cố gắng hỗ trợ hết sức có thể để bà con có hành trình an toàn. Ảnh: Đức Nhật


Nguyễn Thị Thảo Nguyên, một tình nguyện viên tại cửa ngõ Kon Tum, cho biết, công việc của các bạn là hỗ trợ lực lượng cảnh sát giao thông phân luồng xe khi đi vào địa phận tỉnh, phát khẩu trang, nước uống, thuốc nhỏ mắt, cơm, sữa, bánh, đổ xăng miễn phí cho người dân đi qua khu vực chốt. Đồng thời các bạn cũng làm nhiệm vụ tổng dọn vệ sinh xung quanh khu vực cửa ngõ.

“Không chỉ vậy, chúng mình còn đi theo đoàn, hỗ trợ người dân khi qua đèo, đi theo sau khóa đuôi không để bà con rẽ nhánh lạc đường. Chúng mình còn kết nối với nhóm SOS tại H.Đăk Glei hỗ trợ bà con qua đèo Lò Xo khi đêm tối. Đặc biệt mấy ngày nay mưa lớn nên hành trình của bà con lại càng khó khăn hơn”, Nguyên tâm sự.

Ông Nguyễn Thanh Mân, Chủ tịch UBND TP.Kon Tum cho biết: Chỉ trong 5 ngày (từ 3 - 8.10) đã có khoảng 16.000 người dân từ các tỉnh phía nam đi qua địa bàn. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân về quê an toàn, thành phố kịp thời huy động nhân lực, vật lực tham gia điều tiết an toàn giao thông, trao các suất ăn miễn phí cùng các nhu yếu phẩm cần thiết cho bà con, đảm bảo không ai bị đói rét, có đủ sức khỏe để di chuyển về quê.

 

Đã có khoảng 16.000 người dân từ các tỉnh phía nam đi qua địa bàn tỉnh Kon Tum. Ảnh: Đức Nhật
Đã có khoảng 16.000 người dân từ các tỉnh phía nam đi qua địa bàn tỉnh Kon Tum. Ảnh: Đức Nhật


Đối với các công dân về tỉnh, lực lượng chức năng tiến hành lấy thông tin dịch tễ, phân luồng đưa vào các khu cách ly tập trung theo quy định, đồng thời hỗ trợ đồ ăn, thức uống.
 

Theo Đức Nhật (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

null