Tiến độ các dự án cao tốc Bắc-Nam đến nay đã triển khai ra sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải khẳng định 4 dự án gồm Mai Sơn-Quốc lộ 45, Cam Lộ-La Sơn, Vĩnh Hảo-Phan Thiết và Phan Thiết-Dầu Giây với tổng chiều dài 361km dứt khoát phải hoàn thành trong năm nay.
 
Tổng khối lượng xây lắp dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2017-2020 đến nay đạt khoảng gần 40% giá trị hợp đồng. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Tổng khối lượng xây lắp dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2017-2020 đến nay đạt khoảng gần 40% giá trị hợp đồng. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Hàng loạt các biện pháp mạnh tay như cắt, điều chuyển khối lượng các gói thầu bị chậm tiến độ của dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2017-2020 đã được Bộ Giao thông Vận tải rốt ráo triển khai nhằm đưa một số dự án về đích theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Cắt, điều chuyển khối lượng gói thầu chậm
Đánh giá các dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2017-2021 (giai đoạn 1) trong tháng Năm đã có chuyển biến hơn so với tháng 4/2022, theo báo cáo của Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông đã hoàn thành công tác bồi thường đạt 100%; bàn giao 651,4/652,8km (đạt 99,8%), còn lại khoảng 1,4km cần giải phóng mặt bằng tại 3 dự án.
“Tổng khối lượng xây lắp đến nay đạt khoảng 39,2% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 1,03% so với kế hoạch,” ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cho hay.
Đối với 4 dự án cao tốc Bắc-Nam yêu cầu hoàn thành năm nay, ông Thái thông tin thêm, sản lượng trung bình đạt 57,6% giá trị hợp đồng, chậm 2,7% so với kế hoạch.
Cụ thể, đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45 sản lượng đạt 62,3%, đáp ứng tiến độ yêu cầu. Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long tiếp tục chỉ đạo nhà thầu thi công bám sát kế hoạch đã chấp thuận.
Đoạn Cam Lộ-La Sơn sản lượng đạt 86%, chậm khoảng 1,3% so với kế hoạch (gồm 7/10 gói thầu chậm) chủ yếu do nhà thầu thi công chậm và thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng đến thi công bê tông nhựa.
Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thực hiện cắt chuyển 1,49km (0,56km thuộc gói thầu XL03 và 0,93km thuộc gói thầu XL5) và một số đường đầu cầu, đường dẫn hầm chui tại các nhà thầu XL3, XL5, XL7 của một số nhà thầu phụ cho nhà thầu chính thi công.
Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Tư vấn giám sát kiểm soát chặt chẽ tiến độ các gói thầu, triển khai thi công đảm bảo tiến độ đã cam kết (6 gói hoàn thành trước ngày 30/6; 3 gói hoàn thành trước 30/8; 2 gói hoàn thành trước 30/9/2022).
Dự án Vĩnh Hảo-Phan Thiết sản lượng đạt 38,4%, chậm khoảng 1,9% so với kế hoạch cam kết (tương đương với giá trị 113 tỷ đồng, và 8 ngày thi công), do khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp, mới được giải quyết dứt điểm ngày 20/5 vừa qua, ảnh hưởng mùa mưa đến sớm, nhà thầu chưa quyết liệt tập trung thi công bù lại tiến độ.
Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án 7 thực hiện cắt chuyển khối lượng 16,5km và đang tiếp tục cắt chuyển khối lượng 4,5km của nhà thầu chậm tiến độ (thuộc gói thầu Xl02) đồng thời yêu cầu Ban 7 kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ lập điều chỉnh của các nhà thầu, đảm bảo đến ngày 30/6 phải đạt sản lượng 50,8% giá trị hợp đồng; hoàn thành lớp móng cấp phối đá dăm vào tháng 9/2022, lớp móng cấp phối đá dăm gia cố xi măng tháng 10/2022; hoàn thành lớp bêtông nhựa tháng 11-12/2022, hoàn thành hệ thống đường gom dân sinh, công trình an toàn giao thông vào cuối năm nay.
Dự án Phan Thiết-Dầu Giây sản lượng chậm khoảng 0,9% so với kế hoạch (hiện khối lượng tiến độ đạt 45%) chủ yếu do ảnh hưởng của mùa mưa đến sớm, khối lượng chậm tiến độ là không nhiều. Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long quyết liệt chỉ đạo nhà thầu tăng cường các mũi thi công và tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh các hạng mục nền đường, móng mặt đương, bêtông nhựa... để hoàn thành dự án đúng kế hoạch vào năm 2022.
Về 4 dự án hoàn thành năm 2023 (Quốc lộ 45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu, Nha Trang-Cam Lâm, cầu Mỹ Thuận 2) sản lượng trung bình đạt 36,5% giá trị hợp đồng, đáp ứng kế hoạch yêu cầu.
Đối với 2 dự án hoàn thành năm 2024, đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt sản lượng đạt 5,2%, chậm khoảng 1,1% so với kế hoạch điều chỉnh do các nhà thầu huy động nhân sự, máy móc, thiết bị chưa đúng theo cam kết (đến ngày 20/5 các nhà thầu mới triển khai 79/117 mũi thi công); đoạn Câm Lâm-Vĩnh Hảo đạt 12,55% đáp ứng tiến độ yêu cầu.
Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Ban Quản lý dự án 6 giám sát chặt chẽ và yêu cầu nhà đầu tư chỉ đạo nhà thầu thi công khẩn trương khắc phục, tập trung thi công, làm tăng ca để bù lại tiến độ chậm, có giải pháp để xử lý các nhà thầu thi công chậm tiến độ.
Gỡ khó đưa 361km cao tốc Bắc-Nam về đích
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định 4 dự án gồm Mai Sơn-Quốc lộ 45, Cam Lộ-La Sơn, Vĩnh Hảo-Phan Thiết và Phan Thiết-Dầu Giây với tổng chiều dài 361km dứt khoát phải hoàn thành trong năm nay.
“Hiện, hai dự án Dầu Giây-Phan Thiết, Vĩnh Hảo-Phan Thiết sản lượng thi công chưa đạt tới 50%, các nhà đầu tư, nhà thầu phải nắm bắt tình hình từng ngày, từng giờ, tranh thủ thời tiết thuận lợi, làm 3 ca, 4 ca ...thì mới có thể đưa 4 dự án cao tốc này về đích đúng hẹn. Khó khăn ở đâu, Ban điều hành dự án phải cùng nhà thầu phải lăn xả vào giải quyết,” Bộ trưởng Thể nhắc nhở.
 
Nhà thầu thi công một đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2017-2020. Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+
Nhà thầu thi công một đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2017-2020. Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+
Đối với 6 dự án thành phần còn lại, Tư lệnh ngành giao thông cũng yêu cầu phải đặc biệt quan tâm đến dự án Diễn Châu-Bãi Vọt.
“Cùng là dự án PPP, cùng có thời gian cán đích tương tự nhưng hiện dự án này dù đã có chuyển biến lớn so với 2 tháng trước nhưng mới đạt khoảng 5% giá trị hợp đồng. Trong khi đó, dự án Cam Lâm-Vĩnh Hảo đã đạt gần 13%”, Bộ trưởng Thể nói.  
Liên quan đến dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025, theo ông Thái, đến tháng 5/2022, tiến độ triển khai cơ bản bám sát như công tác bàn giao cọc giải phóng mặt bằng cho địa phương 576/729km (đạt khoảng 79%), dự kiến đến 30/5/2022 sẽ bàn giao thêm 106km, hoàn thành 682,4/729km (đạt 94%), các đoạn còn lại sẽ hoàn thành toàn bộ trước 30/6/2022.
Đối với dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2, Bộ trưởng Thể đề nghị đặc biệt chú trọng thủ tục chuyển đổi đất rừng, đánh giá tác động môi trường, bàn giao hồ sơ mặt bằng cho địa phương.
“Bàn giao rồi không phải xong mà phải cử cán bộ theo dõi xem địa phương đã hành động, đo đạc chưa; mỏ đất, mỏ vật liệu và bãi thải không được lặp lại giai đoạn 1. Các điều kiện phải được thực hiện đảm bảo hiệu quả cao nhất để đáp ứng mốc thời gian phê duyệt dự án trước ngày 30/6 theo chỉ đạo của Chính phủ,” Bộ trưởng nói.
Theo Việt Hùng (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất