Tích hợp nguồn lực trên môi trường số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Con số 150 triệu lượt xem livestream bán hàng trong 'Ngày hội mua sắm, giải trí trực tuyến TP.HCM 2023 - Khám phá, trải nghiệm và mua sắm tại chợ di sản Bến Thành' phần nào cho thấy tiềm năng của mô hình tích hợp các nguồn lực xã hội để mở rộng năng lực kinh tế số ở thành phố đang chiếm giữ gần một nửa tổng doanh thu thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến của cả nước.

"Ngày hội mua sắm, giải trí trực tuyến TP.HCM 2023 - Khám phá, trải nghiệm và mua sắm tại chợ di sản Bến Thành" là sáng kiến phối hợp giữa Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, Sở TT-TT và UBND Q.1, với sự kiện trung tâm là 2 ngày livestream bán hàng tại chợ Bến Thành.

Những nguồn lực nào đã được tích hợp trong sáng kiến rất thú vị này? Nguồn lực đầu tiên phải kể đến là tài nguyên du lịch của TP.HCM, trong trường hợp này là chợ Bến Thành, một di sản lưu giữ những ký ức lịch sử - văn hóa quý giá của TP. Một nguồn lực khác là bề dày kinh nghiệm mua bán của đội ngũ tiểu thương, trong trường hợp này là tiểu thương chợ Bến Thành. Họ nắm giữ những bí quyết lâu đời về làm ăn mua bán gắn với những chuỗi cung ứng hàng hóa, sản vật rất được du khách quan tâm. Tiếp nữa là lực lượng bán hàng mới nổi trên môi trường mạng xã hội, những "ngôi sao bán hàng online" đang tạo ra những hướng đi mới trong cách thức mở rộng kênh bán hàng. Rồi là sự tham gia hỗ trợ của các nền tảng kết nối, của các doanh nghiệp phát triển mạng lưới kết nối, các nhà sản xuất nội dung sáng tạo, các KOL có sức ảnh hưởng cộng đồng, các đơn vị truyền thông sở hữu mạng lưới công chúng lớn. Lực lượng có thể gọi chung là nguồn lực kết nối. Và nguồn lực của nhà nước, bao gồm chính quyền địa phương, các sở ban ngành chức năng, cơ quan quản lý điểm đến…

Thành công của sự kiện nói trên là một ví dụ điển hình cho điều mà những người muốn phát triển kinh tế số phải đặc biệt quan tâm: càng tìm được nhiều sáng kiến để mở rộng mạng lưới kết nối các nguồn lực ở cả hai đầu cung và cầu thì hấp lực kinh tế phát sinh giữa hai đầu cung - cầu sẽ gia tăng và dòng dịch chuyển kinh tế sẽ tự động chảy. Kết nối trên môi trường số cũng sẽ xúc tác cho quá trình tích hợp các nguồn lực đa dạng của xã hội để tạo ra những nguồn lực mới, đồng thời cũng "làm mới" những nguồn lực truyền thống. Chẳng hạn, lực lượng tiểu thương chợ truyền thống có thể "làm mới" năng lực bán hàng của mình nhờ biết cách chủ động tham gia vào kinh tế kết nối, kinh tế chia sẻ để mở rộng cơ hội kinh doanh cho mình, đưa vòng đời sinh tồn của mô hình chợ truyền thống sang một chu trình mới mà không nhất thiết phải kết thúc mô hình đó.

Nhìn ở góc độ phát triển du lịch, các tài nguyên di sản cũng có thể sắm một vai trò mới trong kinh tế số, trở thành hạt nhân thu hút sự quan tâm của du khách và qua đó tăng sức mua, tăng mức chi tiêu của du khách thông qua môi trường kết nối trực tuyến.

Cần, rất cần tìm kiếm và triển khai nhiều hơn nữa những sáng kiến tích hợp nguồn lực trên môi trường số như trên để kinh tế số ở VN không phát triển theo một quỹ đạo chỉ dành riêng cho nó, mà là tạo ra những xa lộ hội tụ nhiều nguồn lực, nhiều hướng đi. Những con đường lớn thường sẽ dẫn về những nơi xán lạn tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Là năm tăng tốc, về đích trong thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) và khởi động cho giai đoạn phát triển mới của đất nước, thế nên tết năm 2025 đã diễn ra hết sức đặc biệt.

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Quán bún riêu nổi tiếng có tuổi đời chục năm ở Hà Nội đã bị đóng cửa ngay đầu năm mới, do hành khách tố phải trả 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún. Khi bị dư luận phản ứng và cơ quan chức năng vào cuộc thì chủ quán thanh minh là "nói đùa" khi tính tiền.

Giải thoát hơn giải hạn

Giải thoát hơn giải hạn

Năng lượng tốt lành đầu năm đáng ra trở thành động năng cho mọi người vào một năm mới an lạc, thế nhưng nhiều người hằn sâu trong tâm trí sự ám ảnh cố hữu: nam sợ La Hầu, nữ sợ Kế Đô, Thái Bạch mất sạch cửa nhà...

Để Việt Nam phát triển nhân lực AI

Để Việt Nam phát triển nhân lực AI

Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã đặt ra nhiều thách thức lớn cho các trường ĐH trong việc định hướng, đổi mới chương trình, chiến lược đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội và thị trường lao động.

Bất cập bảo hiểm xe máy

Bất cập bảo hiểm xe máy

Với tỷ lệ bồi thường quá thấp, chính sách không còn thực sự phát huy tác dụng, đã tới lúc cơ quan quản lý nhà nước cần nghiêm túc xem xét xử lý bất cập liên quan bảo hiểm xe máy bắt buộc.

Đứng yên hay sẵn sàng thích nghi?

Đứng yên hay sẵn sàng thích nghi?

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, sau khi nghe tin có sự sắp xếp, tổ chức lại bộ máy chính quyền các cấp từ Trung ương tới địa phương, nhiều người “đứng ngồi không yên”, nhất là những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở những đơn vị trong diện dừng hoạt động hoặc sáp nhập vào đơn vị khác.