Thường thức & Chia sẻ: Đừng đợi...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đừng đợi đến khi làm cha mẹ mới hiểu được câu “nước mắt chảy xuôi”...

P

 Shutterstock
Shutterstock



Đừng để đến khi làm cha mới nhận ra cứng rắn với con chỉ là vì muốn con tốt hơn chứ thực tâm cha nào muốn thế.

Đừng đợi đến khi làm cha mới hiểu đôi khi khắt khe với những yêu cầu của con chẳng phải cha hẹp hòi, tính toán, mà vì cha muốn dạy con rằng mọi thói hư tật xấu ở con cái đều bắt nguồn từ việc con được nuông chiều.

Đừng đợi có con mới biết nỗi khắc khoải của cha mẹ từng đêm đợi cửa, mới hiểu nỗi thất vọng của việc quan tâm ít khi là một món quà trao đi chắc chắn sẽ được nhận về.

Đừng đợi đến lúc cũng làm cha mới nhận ra dạy con chưa bao giờ là đơn giản.

Đừng đợi một ngày ta tự hỏi “đã làm được gì cho cha mẹ?” khi cơ hội để làm một người con có hiếu vĩnh viễn không còn, mới quay quắt dằn vặt giá mình đừng làm phiền lòng cha mẹ trước kia. Cha mẹ chẳng ở đó mãi chờ đến khi bạn có thời gian, chờ đến khi bạn đủ giàu có, chờ đến khi bạn yên bề gia thất hay đến khi bạn hồi tâm “quay đầu là bờ”, để được bạn quan tâm.

Đừng đợi khi cha mẹ không còn mới nhận ra ý nghĩa của sự sum vầy, mối liên hệ tình thân là điều mãi không gì thay thế được.

Đừng để khi chỉ còn lại một mình, mới biết dẫu có bị trách mắng thì đó vẫn là những ngày tháng êm đềm, hạnh phúc khi được cha mẹ lo lắng, quan tâm.

Cuộc sống như cỗ xe một chiều, chẳng cho ai cơ hội làm lại từ đầu bởi thời gian qua đi chẳng bao giờ trở lại. Hãy trân trọng những giây phút còn ở bên cha mẹ, đừng chờ đợi những điều quá to tát, xa xôi. Hợp - tan, thương - ghét, buồn - vui vẫn đều đặn trôi qua ta mỗi ngày nhưng ít ai rút ra được bài học cho đến khi tự mình nếm trải.

Tiếc thay, đợi đến lúc ấy thường đã quá muộn rồi...

 

Lê Thị Ngọc Vi (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta chứng kiến những cô gái tưởng chừng yếu đuối, nhưng lại trở thành trụ cột vững chãi cho gia đình khi biến cố ập đến. Đối mặt với khó khăn, bằng nghị lực phi thường, họ xây dựng tương lai cho những người thân yêu.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.