Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác thu ngân sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV đã đánh giá quý I-2014, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 749 tỷ đồng, bằng 23% nghị quyết, giảm 22,2% so với cùng kỳ năm 2013. Để làm rõ vấn đề trên, P.V Báo Gia lai có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dũng-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính.

* Phóng viên: Ông có thể cho biết nguyên nhân thu ngân sách trên địa bàn tỉnh quý I-2014 đạt thấp.

 

Ông Nguyễn Dũng. Ảnh: Thanh Nhật
Ông Nguyễn Dũng.
Ảnh: Thanh Nhật

- Ông Nguyễn Dũng: Nguyên nhân khách quan trước hết là do giá cao su giảm trong năm 2013 nên số phát sinh quý IV-2013 và chênh lệch sau quyết toán thuế năm 2013, 4 công ty cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ước giảm 99 tỷ đồng. Khoản thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu thu mua hàng nông sản, nhưng do thực hiện Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định không kê khai, tính thuế GTGT đối với hàng nông sản bán ra nên số nộp ngân sách nhiều doanh nghiệp giảm mạnh so cùng kỳ năm trước (như Công ty TNHH Veyu giảm 7 tỷ so cùng kỳ năm trước, Công ty TNHH OLam giảm 3,1 tỷ đồng, Công ty TNHH Neuman Gruppe Việt Nam giảm 2,6 tỷ...).

Tương tự, khoản thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh cũng vậy nên nguồn thu thuế GTGT từ kinh doanh nông sản của các doanh nghiệp giảm (DNTN Loan Bang ước giảm 5 tỷ đồng, DNTN Sơn Huyền ước giảm 6,5 tỷ đồng, Công ty TNHH một thành viên Cà phê Tây Nguyên giảm 5,5 tỷ đồng...). Các doanh nghiệp có số nộp thuế lớn, năm nay có nộp ngân sách cũng giảm đáng kể (Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai ước giảm 20 tỷ đồng, Công ty cổ phần Quốc Cường ước giảm 17 tỷ đồng). Bên cạnh đó, do thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành từ 1-7-2013, chênh lệch sau quyết toán thuế TNCN giảm. Các dự án giao đất, đấu giá đất triển khai chậm nên tiến độ thu tiền sử dụng đất rất thấp, đạt 38 tỷ đồng, chỉ bằng 70,68% so với cùng kỳ năm trước. Thuế bảo vệ môi trường ước thực hiện 29 tỷ đồng chỉ đạt 19,59% dự toán, bằng 60,48% so với cùng kỳ năm trước. Chuyển nhượng bất động sản, ô tô, xe máy giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước nên các khoản thu lệ phí trước bạ thực hiện  31 tỷ đồng, đạt 23,3% dự toán, bằng  93,42%  so với cùng kỳ năm trước.

Về nguyên nhân chủ quan là đội ngũ cán bộ công chức trong ngành Tài chính nói chung, ngành Thuế nói riêng mặc dù có nhiều nỗ lực trong công tác, khắc phục các khó khăn trong thực thi công vụ tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới, nhất là chưa tìm ra các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn được tình trạng trốn lậu thuế của các đối tượng nộp thuế, thậm chí còn để thất thoát nguồn thu như áp dụng thuế khoán đối với hộ kinh doanh cá thể còn thấp, kiểm tra quyết toán thuế chậm để chiếm dụng tiền thuế, bỏ ngoài sổ bộ, chưa tích cực khai thác các nguồn thu tiềm năng hoặc cùng các ngành liên quan đề xuất kiến nghị xử lý kịp thời các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp…

* Phóng viên: Như vậy giải pháp chỉ đạo của ngành Tài chính thời gian tới ra sao?

 

Thu ngân sách. Ảnh: Thanh Nhật
Thu ngân sách. Ảnh: Thanh Nhật

- Ông Nguyễn Dũng: Ngành Thuế phải chủ động tham mưu đề xuất với lãnh đạo địa phương tập trung triển khai chỉ đạo Chi cục Thuế và các cơ quan chức năng ở địa phương huy động nguồn lực để bù đắp hụt thu. Đôn đốc các tổ chức, cá nhân nộp vào ngân sách các khoản thuế tăng thêm và tích cực khai thác các nguồn thu. Kiểm tra, đối chứng để quản lý doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa cấp mã số thuế và chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo đúng quy định.

Đồng thời tổ chức kiểm tra đối với các hộ đang thực hiện thu khoán có mức doanh thu không phải nộp thuế theo phương pháp thu khoán để thực hiện thu thuế theo đúng phương pháp nhằm chống thất thu và tiêu cực giữa cán bộ thu thuế và người nộp thuế. Kiểm tra hồ sơ kê khai thuế của người nộp thuế và đối chứng với thực tế để phát hiện sai sót nhằm yêu cầu người nộp thuế bổ sung, điều chỉnh số thuế phải nộp theo đúng quy định. Kiểm tra việc thực hiện thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác tài nguyên, khoáng sản.

Tổ chức kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trốn thuế dưới các hình thức như bán hàng không xuất hóa đơn, ghi hóa đơn thấp hơn giá bán thực tế, các hình thức chuyển giá nhằm làm giảm thu nhập chịu thuế để trốn thuế, lập công ty con tại các địa bàn được ưu đãi thuế để chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp không ưu đãi sang doanh nghiệp được ưu đãi. Tăng cường công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế nhất là các lĩnh vực còn thất thu như các hoạt động dịch vụ, thương mại, vận tải, xây dựng… nhằm xử lý, truy thu kịp thời nộp vào ngân sách nhà nước các khoản phải thu.

Quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thu hồi, cưỡng chế nợ đọng thuế. Không để phát sinh nợ đọng mới. Hiện nay số nợ thuế tồn đọng không giảm, việc tiến hành thu rất phức tạp vì vậy cơ quan Công an cần có chuyên án để điều tra các đối tượng cố tình trốn thuế như tẩu tán tài sản, hoặc thành lập các doanh nghiệp mới nhằm mục đích trốn thuế…

Thanh Nhật (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.