Ông Nguyễn Trung Tâm. |
Nhờ đó, tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh đã giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ thể từ ngày 1-1-2008 đến 31-12-2010, giảm 21,87% số vụ (668/855 vụ), giảm 13,19% số người chết (711/819 người), giảm 21,71% số người bị thương (613/783 người) so với 3 năm liền kề trước đó.
Tuy nhiên 5 tháng đầu năm 2011, tình hình trật tự an toàn giao thông diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông tăng. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh, Thường trực Ban An toàn Giao thông tỉnh, Công an tỉnh xây dựng kế hoạch trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt, triển khai bố trí lực lượng Cảnh sát Giao thông tuần tra 24/24 giờ (từ 1-6-2011 đến 31-8-2011) trên các đoạn tuyến quốc lộ thường xảy ra tai nạn; chỉ đạo Ban An toàn Giao thông cấp huyện tổ chức lực lượng tuần tra kiểm soát trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện quản lý. Kết quả, sau một tháng quyết liệt thực hiện kế hoạch, tình hình trật tự an toàn giao thông đã có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông giảm so với tháng trước liền kề và giảm so với thời điểm cùng kỳ năm trước.
Công tác xử lý “điểm đen” mang lại hiệu quả cao trong việc phòng ngừa tai nạn giao thông với chi phí thấp nhất được UBND tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong nhiều trường hợp, Chủ tịch UBND tỉnh-Trưởng ban An toàn Giao thông đã trực tiếp thị sát, chỉ đạo và xuất ngân sách xử lý ngay các “điểm đen” trên hệ thống đường tỉnh. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng xử lý 68/77 “điểm đen” hoặc các vị trí, đoạn tuyến có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, phát huy tác dụng phòng ngừa. Tuy nhiên còn 9/77 vị trí dẫu đã xử lý nhưng chưa mang lại hiệu quả mong muốn.
Cùng với đó, công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe được chú trọng. 6 cơ sở đào tạo lái xe ô tô và mô tô hiện có tiếp tục quan tâm đầu tư phương tiện, thiết bị giảng dạy; bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên; tổ chức các lớp lái mô tô (hạng A1) ngay tại địa bàn xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho nhân dân trong việc học và dự sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô. Quan tâm chỉ đạo các cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngành chức năng cũng đã quản lý chặt chẽ công tác đăng kiểm phương tiện xe cơ giới nhằm loại bỏ những xe không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật tham gia giao thông. Vì vậy, công tác quản lý, giám sát, kiểm định thực hiện ngay tại cơ sở; nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện, bảo đảm phương tiện tham gia giao thông đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Xúc tiến kêu gọi đầu tư thành lập thêm một cơ sở đăng kiểm xe cơ giới tại TP. Pleiku để giảm tải đối với các cơ sở kiểm định hiện có, đáp ứng nhu cầu kiểm định phương tiện ngày càng tăng.
Ngành Giao thông-Vận tải tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát và thanh tra chuyên ngành, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn chức danh thanh tra viên. Thực hiện tốt công tác thanh-kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng-chống tham nhũng; tăng cường trang-thiết bị cho lực lượng Thanh tra. Duy trì thường xuyên công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm; phối hợp với lực lượng Công an tỉnh và Thanh tra đường bộ Trung ương xử lý xe quá tải làm hư hại, giảm tuổi thọ kết cấu hạ tầng giao thông. Song song, tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông và Quyết định 1856 của Chính phủ về lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, tích cực tham gia công tác phòng-chống thiên tai, bão lũ, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn…
Tuần tra, kiểm soát giao thông. Ảnh: K.N.B |
Công tác xử lý “điểm đen” mang lại hiệu quả cao trong việc phòng ngừa tai nạn giao thông với chi phí thấp nhất được UBND tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong nhiều trường hợp, Chủ tịch UBND tỉnh-Trưởng ban An toàn Giao thông đã trực tiếp thị sát, chỉ đạo và xuất ngân sách xử lý ngay các “điểm đen” trên hệ thống đường tỉnh. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng xử lý 68/77 “điểm đen” hoặc các vị trí, đoạn tuyến có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, phát huy tác dụng phòng ngừa. Tuy nhiên còn 9/77 vị trí dẫu đã xử lý nhưng chưa mang lại hiệu quả mong muốn.
Cùng với đó, công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe được chú trọng. 6 cơ sở đào tạo lái xe ô tô và mô tô hiện có tiếp tục quan tâm đầu tư phương tiện, thiết bị giảng dạy; bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên; tổ chức các lớp lái mô tô (hạng A1) ngay tại địa bàn xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho nhân dân trong việc học và dự sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô. Quan tâm chỉ đạo các cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngành Giao thông-Vận tải tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát và thanh tra chuyên ngành, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn chức danh thanh tra viên. Thực hiện tốt công tác thanh-kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng-chống tham nhũng; tăng cường trang-thiết bị cho lực lượng Thanh tra. Duy trì thường xuyên công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm; phối hợp với lực lượng Công an tỉnh và Thanh tra đường bộ Trung ương xử lý xe quá tải làm hư hại, giảm tuổi thọ kết cấu hạ tầng giao thông. Song song, tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông và Quyết định 1856 của Chính phủ về lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, tích cực tham gia công tác phòng-chống thiên tai, bão lũ, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn…
Nguyễn Trung Tâm
Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải,
Phó ban Thường trực Ban An toàn Giao thông tỉnh
Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải,
Phó ban Thường trực Ban An toàn Giao thông tỉnh