Thu hẹp khoảng cách không gian

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau năm 1975, tôi xung phong lên Gia Lai-Kon Tum công tác. Bấy giờ, việc đi lại rất khó khăn. Khởi hành từ Quy Nhơn (Bình Định) vào buổi sáng mà mãi chiều mới đến nơi, trong khi cự ly chỉ hơn 160 km. Người đi lại nhiều song lượng xe ít, do vậy chuyện nhồi nhét hành khách trên xe là bình thường. Nhiều hôm, tôi chỉ đặt được một chân trên bửng sau còn một tay thì bấu víu vào thành xe suốt cả chặng đường, mỏi thì đổi tay. Ấy là tôi đã mua vé được nhờ có thẻ ưu tiên, nhiều người còn vạ vật bến xe vì không mua được vé…

Có hôm từ Buôn Ma Thuột (Đak Lak) về Pleiku, cũng khởi hành từ sáng sớm nhưng mãi chiều tối mới tới nơi do thời gian chờ đợi ở Trạm Kiểm soát 110 (huyện Ea Hleo, tỉnh Đak Lak) quá lâu. Các nhân viên thuế dùng cây săm dài bằng sắt một đầu nhọn thọc vào những bao, những bì trên trần xe và cả trong thùng xe xem có cất giấu cà phê, hạt tiêu trong đó không. Đoàn xe nằm chờ kiểm tra có hôm dài đến hàng trăm mét. Cạnh đó là đủ loại hàng quán, bán từ quà vặt cho đến cơm, bún.

 

Ảnh internet
Ảnh internet

Ấy là đi các tuyến đường gần. Nếu đi Sài Gòn hay Hà Nội thì còn mất thời gian hơn nhiều. Xe chạy từ Pleiku đi Sài Gòn phải theo đường 19 xuống Quy Nhơn rồi vào, mất 2 ngày 1 đêm. Còn đi Hà Nội, mọi người thường xuống ga Diêu Trì mua vé đi tàu lửa, cũng mất hơn 1 ngày 1 đêm mới đến. Tất nhiên là khách thường chuẩn bị sẵn cho mình bánh chưng, cơm nắm và một can nước uống.

Bây giờ kể chuyện này cho con cháu nghe, chúng tưởng mình kể chuyện cổ tích hồi nảo hồi nao, cứ tròn xoe mắt khó tin. Cũng phải! Bây giờ, từ Pleiku muốn đi Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng… chỉ việc nhấc điện thoại lên gọi tới hãng xe, vậy là đã có chỗ. Hãng này hết vé đã có hãng khác. Xe giường nằm, trên xe có ti vi, máy điều hòa, sóng wifi tha hồ lướt web hoặc gọi điện thoại không tốn tiền. Sài Gòn 8 giờ tối lên xe, 5 giờ sáng đã tới. Hà Nội, chưa đến 1 ngày 1 đêm. Và từ Pleiku đã có các tuyến xe chất lượng cao đi đến hầu khắp mọi nơi trong cả nước. Thậm chí, hầu như huyện nào trong tỉnh cũng đều có xe khách chạy tuyến đường dài, tất nhiên là xe giường nằm hẳn hoi!

Hệ thống giao thông đường bộ trong cả nước đến nay đã được nâng cấp, đặc biệt là tuyến quốc lộ 1A và các cao tốc. Trên các con đường này, ô tô có thể chạy với vận tốc trên 80 km/giờ, nhiều đoạn lên đến 120 km/giờ, rút ngắn thời gian vận hành.

Bên cạnh đường bộ, vận tải đường hàng không cũng phát triển đến chóng mặt. Trước năm 1975, Hãng Hàng không Việt Nam (chế độ Sài Gòn), gọi tắt là Air VN, dùng máy bay 2 động cơ và các máy bay cánh quạt lớn. Ngoài các tuyến nội địa còn có các tuyến ngoài nước như Phnom Penh, Bangkok, Singapore, Hong Kong, Kuala Lumpur, Đài Bắc, Manila, Osaka và Tokyo. Đến năm 1976, Tổng cục Hàng không Dân dụng quản lý 14 chiếc máy bay DC và nhiều máy bay vận tải khác, trong các máy bay DC gồm 7 chiếc Douglas DC-3, 5 chiếc DC-4 và 2 chiếc DC-6. Đến cuối năm 2017, chúng ta có đến 161 máy bay của các hãng hàng không như: Vietnam Airline, Jetstar Pacific, Vietjet Air, hầu hết đều là máy bay phản lực Airbus A350, A321, A320 và Boeing các loại. Hàng ngày có khoảng 400 chuyến bay đến 21 điểm nội địa và 28 điểm quốc tế. Ngoài các sân bay nội địa, cả nước hiện có đến 9 sân bay quốc tế, bao gồm: Cát Bi (Hải Phòng), Nội Bài (Hà Nội), Vinh (Nghệ An), Phú Bài (Thừa Thiên-Huế), Đà Nẵng, Cam Ranh (Khánh Hòa), Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh), Phú Quốc (Kiên Giang), Cần Thơ.

Sân bay Pleiku hiện có các tuyến bay đi TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội với tần suất 3-4 chuyến/ngày và ngược lại. Ngoài ra còn có các tuyến bay đi Đà Nẵng, Vinh, Cát Bi. Trong tương lai gần sẽ mở thêm tuyến Thọ Xuân (Thanh Hóa), Cần Thơ, Phú Quốc… đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Sau hơn 40 năm thống nhất, đất nước ta đã phát triển về mọi mặt, cả kinh tế và xã hội. Cứ nhìn hệ thống giao thông đường bộ và đường hàng không thì có thể thấy rõ, ấy là chưa kể đường sắt và đường thủy cũng phát triển không kém. Bất cứ địa phương nào trên cả nước, dẫu là vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa đều có đường giao thông đến tận nơi, rút ngắn khoảng cách không gian xa xôi cách trở bấy lâu…

Hoài niệm về những ngày xưa cũ, tôi bỗng mơ mai này có đường bay từ Pleiku thẳng đến những vùng đất xa xôi trên hành tinh như Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Sao không nhỉ?

Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm