Thông tuyến đường sắt Bắc-Nam sau mưa lũ tại khu vực miền Trung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã được thông tuyến trở lại sau vài ngày nền đường ray bị ngập lụt và không thể chạy tàu.

Tuyến đường sắt Bắc-Nam đã được thông tuyến đoạn qua một số tỉnh miền Trung. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuyến đường sắt Bắc-Nam đã được thông tuyến đoạn qua một số tỉnh miền Trung. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


Do ảnh hưởng của mưa lớn tại khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị gây ngập đường trên tuyến đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh làm tắc đường nhiều ngày liền, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện khẩn trương sửa chữa để khắc phục, đến 2 giờ 30 phút ngày 14/10/2020 đã thông toàn bộ tuyến đường sắt Bắc-Nam.

“Hiện nay, việc tổ chức chạy tàu khách, tàu hàng phục vụ khách hàng trở lại bình thường, các đoàn tàu đi qua khu vực vừa khắc phục xong có thể bị chậm giờ so với giờ quy định, mong hành khách thông cảm và chia sẻ khó khăn với ngành đường sắt,” ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết.

Cụ thể, tàu SE4, SE2 xuất phát tại ga Sài Gòn ngày 13/10 chạy đến ga Hà Nội, thay vì chỉ chạy đến ga Huế như kế hoạch chạy tàu điều chỉnh trước khi thông đường; tàu SE8, SE4 xuất phát tại ga Sài Gòn ngày 14/10 chạy đến ga Hà Nội; tàu SE7, SE3 xuất phát tại ga Hà Nội ngày 14/10 chạy đến ga Sài Gòn.

Tính đến thời điểm thông đường 0 giờ 10 ngày 14/10, theo báo cáo của VNR, ngành đường sắt đã giải thể 25 đoàn tàu khách và lập (xuất phát) 25 đoàn tại các ga dọc đường; bãi bỏ 5 đoàn tàu xuất phát Hà Nội; dừng dọc đường 38 đoàn với tổng thời gian chậm là 134.244 phút; tổng số hành khách chuyển tải (bằng phương tiện ôtô) là 2.042 người.

Theo Việt Hùng (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.