(GLO)- Cầm trong tay cuốn sổ ghi chép đượm màu thời gian, lật qua vài trang, mắt tôi “dính” vào cuộc trò chuyện được ghi từ tháng 3-2003 với bà Rơchâm Jiu-vợ một cán bộ hoạt động bí mật trong thời chiến.
(GLO)- Trở về với cuộc sống đời thường, những người lính Cụ Hồ định cư trên mảnh đất Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động của địa phương, là tấm gương sáng cho thế hệ con cháu noi theo.
Khi hàng loạt bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM nằm thoi thóp vì thiếu máy thở, bác sĩ Phan Trung Hiếu, Bệnh viện dã chiến số 6, đã dùng bộ chia ô xy hồ cá, cấp tốc đưa ô xy tới mũi bệnh nhân.
(GLO)- Vẫn còn in trong ký ức tôi ngày khai giảng năm lớp 1. Đêm trước, cái cảm giác hồi hộp xen lẫn một nỗi lo mơ hồ khiến tôi cứ trằn trọc không yên giấc. Vừa sáng tinh mơ, chẳng đợi mẹ đánh thức, tôi đã lao ra khỏi giường rồi mặc quần áo mới. Bộ quần áo này mẹ tôi đã mua để dành cả mấy tháng trước. Hàng mậu dịch, áo thì rộng thùng thình, quần dài phải xắn lên mấy lai mới khỏi quét đất. “Diện“ thêm đôi dép cao su dày cộp cắt từ lốp ô tô cũ, chụp lên đầu chiếc mũ rơm rộng vành, tôi mải miết tới trường.
Ngay sau khi bộ binh Trung Quốc tràn qua khu vực bản Sín Chải, xã Sì Lở Lầu, H.Phong Thổ, tỉnh Lai Châu trong những ngày đầu Chiến tranh biên giới phía Bắc thì ông Nguyễn Quang Phổ vẫn bám dân và sống trong lòng địch.
(GLO)- Cách đây hơn nửa thế kỷ, ngôi trường sư phạm đầu tiên của tỉnh Gia Lai được thành lập tại xã Sơ Pai thuộc Khu 2 (nay là huyện Kbang). Khác xa với hiện tại, việc dạy và học ở trường sư phạm lúc bấy giờ chỉ đơn giản là “truyền chữ“ cho nhau với mục tiêu xóa mù chữ cho bà con ở các buôn làng.
(GLO)- Với những đứa trẻ lớn lên trong thời chiến, cái đèn Hoa Kỳ gần gũi thiêng liêng quá. Nó như báu vật của Aladin giúp tuổi thơ đi qua khốn khó mà thành người!
Đó là PGS-TS Nguyễn Xuân Bả, người theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc ra chiến trường đến khi rời quân ngũ đã có nhiều nghiên cứu, giúp đỡ dân nghèo vùng cao cải thiện cuộc sống