Thiếu tiến sĩ và nỗi lo chất lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi các trường đại học mở rộng cửa tuyển sinh đào tạo cử nhân liên quan đến các ngành công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, IoT, hoặc nhiều ngành xu hướng khác như quan hệ công chúng, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, truyền thông..., nhu cầu về chất lượng cần được đặt ra là một trong những yếu tố hàng đầu.

Mỗi chương trình đào tạo được mở ra cần đảm bảo đội ngũ giảng viên phải có đầy đủ chuyên môn sâu và kinh nghiệm thực tế về từng môn học, từng chuyên đề.

Hiện tại, VN đã có một số lượng các tiến sĩ và thạc sĩ chuyên về các công nghệ "hot" như trí tuệ nhân tạo và blockchain được đào tạo ở nước ngoài về làm việc tại một số trường đại học (ĐH), viện nghiên cứu. Tuy nhiên, mức độ chuyên môn theo từng phân loại chuyên ngành sâu hơn còn phụ thuộc một phần vào mức độ phát triển nghiên cứu cụ thể của họ.

Để có thể tiếp tục công tác đào tạo và thậm chí tiếp tục đào tạo chuyên sâu những ngành học này, họ phải đáp ứng về chất lượng chuyên môn thông qua việc tham gia làm việc trực tiếp trong các dự án cụ thể, hoặc ứng dụng thực tế trong môi trường doanh nghiệp...

Không chỉ những ngành công nghệ mà bất cứ ngành học mới nào cũng vậy, đội ngũ có trình độ cao đúng với chuyên môn ngành học là vô cùng cần thiết đối với chất lượng của chương trình đào tạo đó. Để trở thành cử nhân của một ngành học, sinh viên cần được đào tạo các kiến thức lý thuyết lẫn thực tế một cách chuyên sâu chứ không phải chung chung. Vì thế, nếu là tiến sĩ đúng ngành thì ngoài việc cung cấp kiến thức nền tảng và nhiều kinh nghiệm cần thiết khác cho người học, giảng viên vẫn phải tìm tòi, nghiên cứu, đào sâu thêm về chuyên môn đó để đáp ứng yêu cầu. Đây cũng là điều cần thiết và tất yếu khi tham gia một ngành học còn mới mẻ và chưa có đủ tiến sĩ, thạc sĩ cho đội ngũ giảng viên.

Mở các ngành học khi vẫn chưa đủ nguồn lực giảng viên có trình độ cao là một vấn đề cần được xem xét và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Các trường cần có kế hoạch cử nhân sự đi học tiến sĩ, thạc sĩ ở nước ngoài nếu như trong nước chưa đào tạo hoặc đào tạo không đủ đáp ứng, trước khi xác định sẽ mở ngành học đó. Hoặc nếu gấp rút, cũng có thể trả một mức lương và đãi ngộ hấp dẫn để tuyển tiến sĩ đúng chuyên môn ở nước ngoài về. Những người này vừa giảng dạy vừa có thể hướng dẫn, đào tạo thêm cho đội ngũ hiện có của trường thông qua các đề tài nghiên cứu chuyên môn.

Một giải pháp hỗ trợ khác là trường có thể mời các chuyên gia trình độ cao liên quan đến ngành học về trường thỉnh giảng, trao đổi các chuyên đề liên quan cho sinh viên tại trường. Song song đó, việc hỗ trợ phát triển chuyên môn sư phạm, học thuật, và bằng cấp cho các chuyên gia của từng lĩnh vực để tham gia giảng dạy ĐH cũng cần được đẩy mạnh. Sự mở rộng hợp tác giữa các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và viện nghiên cứu cũng là một phương pháp có thể giúp cải thiện chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho những lĩnh vực công nghệ mới và những ngành xu hướng có nhu cầu học tập cao.

Giáo dục và đào tạo nhân lực cho lĩnh vực mới là một xu hướng tất yếu để VN không bị "lỡ nhịp". Tuy nhiên cần sự phát triển bền vững và chiến lược đào tạo nhân lực bài bản để không bị "tăng trưởng nóng" mà thiếu những đầu tư từ gốc nhằm tránh sản phẩm ra xã hội bị khiếm khuyết, gây hệ lụy trái chiều cho mục tiêu tốt đẹp ban đầu.

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm an sinh xã hội

Trách nhiệm an sinh xã hội

Bên cạnh đau đớn về thể chất lẫn tâm lý, người bệnh ung thư còn nhiều lo toan về chi phí chữa trị, từ hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng. Có những gia đình từ khá giả đã rơi vào kiệt quệ, phải bán tài sản, vay mượn khắp nơi, thậm chí vay nóng để điều trị ung thư.

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.