Thị trường "đóng băng", giá đất vùng ven Đà Nẵng vẫn tăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giao dịch giảm hơn 90% nhưng đất nền khu vực Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà vẫn có giá vài tỷ đồng/100 m2, còn ở vùng ven cũng tăng nhẹ.
Những ngày qua, các văn phòng giao dịch bất động sản ở phường Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ), Võ Chí Công, Trần Đại Nghĩa (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng)... đã mở cửa trở lại.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của Zing, thị trường bất động sản, nhất là đất nền ở Đà Nẵng vẫn còn ảm đạm, các giao dịch diễn ra chưa nhiều.
"Người dân đang có xu hướng thủ thế an toàn. Những người có tiền cũng thận trọng đầu tư trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp", ông Nguyễn Văn Linh, giám đốc một công ty đầu tư và phát triển bất động sản ở Đà Nẵng nhận định.
Giao dịch thưa thớt
Tại khu vực Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ), hàng chục văn phòng giao dịch bất động sản đã mở cửa đón khách. Anh Nam, nhân viên một văn phòng giao dịch bất động sản cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thị trường bất động sản Đà Nẵng đóng băng 2 năm qua.
"Dịch bệnh đã tạm lắng nhưng lĩnh vực nhà đất vẫn khó khăn. Hai tuần nay, có vài người đến văn phòng tham khảo giá chứ chưa đặt cọc mua", anh Nam nói.

Ảnh hưởng dịch Covid-19 nên thị trường bất động sản Đà Nẵng vẫn ảm đạm. Ảnh minh họa: Nguyên Vũ.
Ảnh hưởng dịch Covid-19 nên thị trường bất động sản Đà Nẵng vẫn ảm đạm. Ảnh minh họa: Nguyên Vũ
Cách văn phòng anh Nam khoảng 100 m, công ty giao dịch bất động sản của chị Vân cũng đã mở cửa hơn một tuần nay. Theo lời người phụ nữ này, mỗi ngày có khoảng 5-6 người đến nhưng hầu hết là để thăm dò giá chứ chưa có giao dịch thực sự.
"Hai năm trước, lúc chưa có dịch Covid-19, mỗi ngày chúng tôi tiếp hàng chục khách hàng, nhiều người ở ngoài Hà Nội, Hải Phòng và cả TP.HCM. Trung bình mỗi tháng, công ty kết nối, giao dịch thành công khoảng 15 lô đất. Tuy nhiên, từ khi dịch bùng phát đến nay, lượng khách hàng giảm đến hơn 95%", chị Vân thông tin.
Theo lý giải của lãnh đạo các công ty giao dịch bất động sản, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến kinh tế khó khăn nên người dân không còn nhiều tiền để đầu tư.
Giới đầu cơ cũng cũng lo ngại khả năng thanh khoản kém nên không dám bỏ số tiền lớn để mua đất vào lúc này. "Nguyên nhân quan trọng nhất là nguồn tiền không còn dồi dào. Dịch cũng chưa biết đến lúc nào chấm dứt nên họ không đầu tư vào lĩnh vực đất đai vì khá mạo hiểm", anh Nam lý giải.
Nhìn nhận dưới góc độ của một chuyên gia, ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và đào tạo bất động sản, cho rằng tình hình dịch bệnh thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người mua bất động sản cả nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng.
Việc giao dịch bất động sản thưa thớt như hiện nay là thực trạng chung ở nhiều địa phương. "Nếu dịch được khống chế, các hoạt động sản xuất, kinh doanh sôi động trở lại thì may ra thị trường bất động sản mới có khả năng phục hồi", ông Lập nhận định.
Cơ hội cho những người mua đất làm nhà ở
Trao đổi với Zing, nhiều chuyên gia bất động sản cho biết hiện giá đất nền ở địa phương này đang có sự phân khúc rõ rệt. Cụ thể, các lô đất ở tại khu vực Hải Châu, Thanh Khê và Sơn Trà... có giá 5-6 tỷ đồng/100 m2 (giá trị các lô đất tùy thuộc vị trí, tuyến đường - PV).
Những lô đất ở khu tái định cư, khu đô thị mới như Hòa Xuân dao động 2,7-3,5 tỷ đồng/100 m2. Cuối cùng là khu vực vùng ven của quận Ngũ Hành Sơn, huyện Hòa Vang đang ở mức giá 1,7-2 tỷ/100 m2.
Anh Nam và chị Vân đều nhận định giao dịch diễn ra ít nhưng giá bất động sản ở Đà Nẵng đang có dấu hiệu tăng nhẹ ở khu vực vùng ven.

Thị trường đất ở tại Đà Nẵng có sự phân khúc rõ rệt, trong đó khu Hòa Xuân có giá từ 2,7 tỷ đến 3,5 tỷ đồng. Ảnh: Nguyên Vũ
Thị trường đất ở tại Đà Nẵng có sự phân khúc rõ rệt, trong đó khu Hòa Xuân có giá từ 2,7 tỷ đến 3,5 tỷ đồng. Ảnh: Nguyên Vũ
"Các lô đất ở khu vực vùng ven quận Ngũ Hành Sơn hoặc huyện Hòa Vang tăng nhẹ từ 20-50 triệu đồng/100 m2. Còn ở khu trung tâm, tuyến đường ven biển có hệ số sinh lời cao, giá bất động sản đã gần chạm đỉnh nên khó tăng thêm", chị Vân thông tin.
Cũng với nhận định trên, ông Linh nói thêm thời gian qua giá bất động sản vùng ven đã xuống đáy. Cùng với đó, nhiều ngân hàng đang giảm lãi suất và nới lỏng điều kiện cho vay nên người có nhu cầu mua đất làm nhà ở lúc này là thích hợp.
"Khi lĩnh vực đất nền vùng ven đang chạm đáy mà không mua làm nhà thì giảm đi cơ hội. Bởi khi dịch được khống chế, nguồn tiền sẽ dồi dào và giới đầu cơ nhảy vào thì giá bất động sản sẽ bị đẩy lên cao hơn", ông Linh nhận định.
Nói thêm về thị trường bất động sản, các chuyên gia bất động sản có chung dự đoán, cuối năm nay lượng giao dịch sẽ trở lại, giá tăng dưới 10%. Khách hàng chủ yếu là cá nhân mua đất làm nhà ở.
Theo Zing (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tại Quyết định này, UBND tỉnh công bố 15 thủ tục hành chính mới và 22 thủ tục bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Công bố 15 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND công bố 15 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 22 thủ tục trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở Giao thông-Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.