Thay đổi hành vi về vệ sinh môi trường nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng thế giới (WB) có tổng kinh phí hơn 225 triệu USD được thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 ở 21 tỉnh khó khăn về nguồn nước sinh hoạt cũng như vệ sinh môi trường, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Gia Lai là một trong 21 địa phương trên cả nước triển khai thực hiện chương trình này.

Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng thế giới nhằm thực hiện mục tiêu cải thiện hành vi vệ sinh, tăng cường tiếp cận bền vững nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại các tỉnh tham gia. Đồng thời, chương trình góp phần thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Gia Lai có 30 xã được thụ hưởng từ chương trình.

 Hướng dẫn người dân lắp mô hình mẫu nhà tiêu hợp vệ sinh. Ảnh: N.N
Hướng dẫn người dân lắp mô hình mẫu nhà tiêu hợp vệ sinh. Ảnh: N.N



Được sự tài trợ của chương trình, năm 2016, tỉnh ta được cấp hơn 9 tỷ đồng từ nguồn kinh phí Trung ương và là năm đầu tiên triển khai thực hiện. Ngay sau khi tiếp nhận nguồn vốn, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành liên quan như: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh, các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và PTNT, Y tế và UBND các huyện thụ hưởng phối hợp thực hiện.

Cùng với đó, các địa phương, đơn vị cũng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi thái độ, hành vi của cán bộ, nhân dân thông qua tập huấn kết hợp với tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hình thức tuyên truyền đa dạng, thường xuyên, liên tục… đã tạo sự đồng thuận trong xã hội, đem lại hiệu quả thiết thực. Tính đến hết năm 2017, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 53,1% (năm 2015 là 43%); trạm y tế vùng nông thôn sử dụng nước sạch đạt 99,4% (năm 2015 là 83%); trạm y tế vùng nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 98,3% (năm 2015 là 83%);  trường học tại xã vùng nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 56,25%, tăng 4,25% so với năm 2015...

Tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng thực tế nhiều hộ gia đình, một số trạm y tế và trường học thuộc các xã vùng nông thôn chưa được sử dụng nước sạch, chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh… Tập quán, thói quen của cộng đồng về sử dụng, bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh còn chưa cao; vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu thông tin kỹ thuật về xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Người dân còn có thói quen không sử dụng nhà tiêu mà phóng uế bừa bãi dẫn đến những vấn đề đáng lo ngại đối với sức khỏe; trong đó, ô nhiễm phân người là nguyên nhaân gây ra dịch bệnh đường tiêu hóa như: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, giun sán…

Bà Đinh Thị Tuyết Dung-Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Sê (Gia Lai)-cho biết: Thực tế còn nhiều người dân có thói quen vệ sinh ngoài thiên nhiên. Hộ đồng bào dân tộc thiểu số điều kiện kinh tế khó khăn, nhận thức chưa cao nên quá trình vận động đi tiêu hợp vệ sinh cũng gặp nhiều khó khăn. Vừa rồi, Hội đã tuyên truyền, vận động người dân tại xã Ia Tiêm và xã Bờ Ngoong ăn ở vệ sinh, bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, kinh phí của chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu. Chẳng hạn nhà tiêu đúng  quy cách  chi phí  từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng nhưng chương trình quy định chỉ 5 triệu đồng, Hội phải vận động người dân hỗ trợ ngày công, gia đình đóng góp thêm để đảm bảo.

Việc tăng cường truyền thông về vấn đề vệ sinh nông thôn là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức và tiến tới thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe. Ông Đinh Hà Nam-Phó Giám đốc Sở Y tế-cho biết: “Ngành Y tế phối hợp các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức nhằm giúp người dân thay đổi nhận thức tiến đến thay đổi hành vi trong lĩnh vực vệ sinh môi trường”.

Năm 2018, chương trình triển khai tại 7 huyện với 9 xã trọng điểm gồm: Đak Rong (huyện Kbang); Ia Phang (huyện Chư Pưh); Ia Ka, Hòa Phú (huyện Chư Pah); Ia Sao, Ia Hrung (huyện Ia Grai); Ia Hiao (huyện Phú Thiện); Đak Yă (huyện Mang Yang) và Ia Glai (huyện Chư Sê). Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh còn khá thấp, trung bình là 52,1%. Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh vừa tổ chức tập huấn vệ sinh nông thôn cho 35 cán bộ chuyên trách về vệ sinh môi trường của 7 huyện trọng điểm nêu trên. Đây là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường, tiến tới thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe.

Như Ý - Hà Phương

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.