Thấp thỏm nỗi lo… điện tăng giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thông thường vào dịp đầu tháng 3 hàng năm, giá điện lại được điều chỉnh tăng. Cụ thể ngày 1-3-2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh tăng giá điện lên 6,8%. Tiếp đến 1-3-2011, Tập đoàn này lại tiếp tục điều chỉnh tăng giá bán điện tới hơn 15,28% (lên 1.240 đồng/kwh).

Những tưởng với mức tăng kỷ lục như vậy (cao nhất trong những năm gần đây) thì EVN sẽ tạm ngừng một thời gian, tuy nhiên, trái với quy luật trên, tháng 12-2011, EVN lại tiếp tục tăng giá điện thêm 5% “dội” thêm gánh nặng tăng giá khiến người dân cảm thấy “nghẹt thở”.

 

Ảnh: Lê Lan
Ảnh: Lê Lan

Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh sử dụng lượng điện lớn, giá điện tăng tức là lợi nhuận đang “co” lại. Ông Phạm Cường-Phó Giám đốc Siêu thị Vinatex Pleiku cho biết: “Nếu điện tăng giá thì siêu thị vẫn phải bán hàng với giá cũ mà không được tự động tăng giá (bởi giá cả hàng hóa đều do Tập đoàn quy định chung cho cả hệ thống). Siêu thị thực hiện theo cơ chế khoán, tự cân đối thu-chi. Chi phí điện tăng tức là lợi nhuận của đơn vị giảm, dù đã cố gắng tiết kiệm điện tối đa như Tắt bớt bóng chiếu sáng không cần thiết, điều chỉnh thang máy chạy vào những thời điểm phù hợp, thường xuyên bảo dưỡng thiết bị điện…

Nhưng mỗi tháng, siêu thị vẫn tiêu hao trên dưới 20 ngàn số điện. Đây là một khoản chi phí không nhỏ đối với đơn vị”.

Nếu như những đơn vị kinh doanh còn đủ sức “gắng gượng” thì những doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là sản xuất vật liệu xây dựng lại chịu một sức ép rất lớn, ảnh hưởng đến sự “sống còn” của doanh nghiệp và người lao động là nguy cơ mất việc làm. Ông Trương Quốc Cường-Giám đốc Công ty TNHH Quốc Duy Gia Lai phân tích: “Điện tăng giá tức là chi phí đầu vào tăng thêm. Về lý, hàng bán ra phải tăng thêm nhưng một thực tế hiện nay là tình hình xây dựng đang chững lại, mọi công trình đều ngưng trệ, hàng bán rất chậm. Từ đầu năm đến nay, Công ty đã phải hạ giá bán 2-3 lần (hiện 1 m2 đá chỉ còn 180.000 đồng) để giãn lượng hàng. Trong khi đó lãi suất ngân hàng vẫn khá cao, có giảm 1% cũng chẳng thấm tháp vào đâu”.

Nhà máy sản xuất đá Granít của Công ty Quốc Duy hiện có khoảng 500-600 công nhân. Với mức tăng cao của giá điện năm 2011, Công ty đã phải tiết kiệm điện hết cỡ, không hoạt động những giờ cao điểm, thời gian làm việc không đủ 8 tiếng nên thu nhập của công nhân bị giảm. “Nếu giá điện cứ tăng nữa thì nhà máy buộc phải giảm công suất, đồng nghĩa với thu nhập của người lao động lại tiếp tục bị giảm, và khả năng nghỉ việc là rất lớn”-ông Cường cho biết thêm.

Trao đổi về vấn đề tăng giá điện với ông Thái Dương Tuấn-Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Điện lực Gia Lai, ông cho biết: “Tăng giá điện như thế nào, khi nào tăng và mức tăng là bao nhiêu thì hiện nay Công ty Điện lực Gia Lai chưa được thông báo”.

Thời gian và mức tăng giá điện vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên trước thông tin có khả năng trở thành hiện thực thì người dân và doanh nghiệp lại thấp thỏm lo lắng. Một chủ doanh nghiệp bày tỏ, tăng giá điện “nhùng nhằng” kiểu này khiến doanh nghiệp bị động, rất khó để thay đổi phương án sản xuất, kinh doanh hoặc nếu lỡ nhận đơn hàng của khách hàng rồi thì kiểu gì cũng bị lỗ…

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm