Tháng Tư người Ba Na đi lấy mật…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàng nghìn bầy ong rừng chọn vị trí làm tổ gần những thác nước hùng vĩ ở huyện Kbang (Gia Lai). Người dân Ba Na nơi đây có nhiều cách để tìm thấy tổ ong và biết cách khai thác khéo léo để không ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng, không làm chết ong.
 
Xử sở của ong rừng
Huyện Kbang có nhiều thác nước hùng vĩ nằm sâu trong rừng như thác Rêu, K50, Ba Tầng…Và, điều lý thú là xung quanh những dòng thác này có những vị trí được chọn làm nơi trú ngụ ưa thích của hàng nghìn bầy ong rừng.
Anh Đinh Văn Đại ở làng Điện Biên, xã Sơn Lang biết bắt ong từ năm 12 tuổi, nay là thợ săn ong nổi tiếng khắp vùng ở tuổi 25. “Bắt mối” được với anh Đại, tôi vượt 130km từ thành phố Pleiku (Gia Lai) về làng Điện Biên lúc chiều tà. Tối mịt, anh Đại mới về làng với một gùi nặng trĩu hơn 10 lít mật ong trên lưng. Căn nhà sàn đã cũ nhưng đầy đủ tiện nghi ở vùng hẻo lánh này của anh Đại khiến chúng tôi ngỡ ngàng. “Ở đâu em không biết chứ thanh niên các làng ở xã Sơn Lang chịu khó lắm, không vay tiền mua xe máy xịn để chạy đâu, chỉ thích làm kinh tế thôi. Đến mùa mì thì đi rẫy cỏ, đến mùa ong thì trèo cây lấy mật” - Anh Đại tự hào nói và khuyên mọi người đi ngủ sớm để sáng mai lên đường từ lúc bóng đêm chưa tan.
Thác Ba Tầng nổi tiếng là nơi có số lượng lớn ong làm tổ. Từ làng Điện Biên đến địa điểm này tầm hơn 20km đường rừng. Lối vào bị cản trở bởi những rễ cây hồng tùng cổ thụ chằng chịt ngang đường. Vùng này rừng còn nguyên sinh, tán cây xanh thẫm, không khí mát lạnh. Hương rừng tinh khiết khiến ai đặt chân đến cũng tranh thủ hít căng lồng ngực, để xả hết khói bụi phố phường.
Đến chân thác Ba Tầng, anh Đại ra hiệu bằng tay bảo tôi ngồi xuống. Tôi im lặng theo dõi, phát hiện ra thợ săn này đang rình bầy ong uống nước. Anh Đại thì thầm “Uống nước xong ong sẽ bay lên, lượn từ 1 đến 3 vòng để định hướng rồi bay về tổ của mình. Nhìn ong bay về hướng nào thì chúng ta sẽ đi theo hướng đó. Nếu ong uống nước xong rồi bay cao lên thì đây là dấu hiệu mừng vì chắc chắn tổ của nó gần đây. Mỗi thợ săn ong đều có kinh nghiệm riêng tìm tổ ong”.
Thấy chú ong bay lên anh Đại lao theo. May mắn, thợ săn phát hiện ra tổ ong “khủng” này cách vị trí ban đầu chừng 3km. Chúng tôi chưa hết thở dốc thì anh Đại đã thoăn thoắt bẻ những cành cây nhỏ rồi kết thành một bó to bằng bắp đùi. Vừa làm, anh Đại lý giải tổ ong có nhiều mật sẽ phình to ở phần gốc, ong đậu mượt. Tổ không có mật đuôi ong chổng ngược lên. Cuốn xong bó củi nhỏ anh Đại tiếp tục lấy lá cây tươi bó quanh nhằm không cho lửa bốc cháy, tạo thành một đuốc khói để khi thợ bắt ong mang theo khi trèo cây không bị bỏng lửa. “Rất hiếm khi bầy ong làm tổ ở cây thấp như thế này, chỉ có 50m. Người đứng dưới nếu ong bay xuống đốt là phải chạy về thác Ba Tầng ngụp xuống nước luôn. Nếu không, bị cả bầy ong đốt chắc chắn phải nhập viện. Em bị ong đốt từ năm 12 tuổi nên giờ chỉ cần màn chụp mặt lại là được, những chỗ khác trên người ong đốt thoải mái. Em chỉ sợ khi trèo cây gặp bọ cạp và rắn” - Anh Đại nói.
Thân hình khoẻ mạnh với đôi tay rắn chắc, trong tầm nửa phút, anh Đại đã vắt vẻo trên cao. Thợ ong này cắt từng miếng sáp ong chứa đầy mật vàng óng bỏ vào bao ni lông. Từ trên cây anh Đại nói vọng xuống, “Người Ba Na lấy mật ong không cắt hết cả tổ, chỉ lấy phần có mật và để lại những sáp ong có con non. Khi lấy phải cắt khéo để không làm hỏng tổ thì bầy ong sẽ ở lại, sau này mình lại đến lấy tiếp”.
Trượt xuống gốc, anh Đại lấy con dao nhỏ khắc tên mình vào gốc cây với mục đích nhắn rằng “Đây là tổ ong của tôi”. Theo giải thích của anh Đại thì người Ba Na có qui định ngầm với nhau là hễ ai phát hiện ra tổ ong trước thì đánh dấu, hiển nhiên người đến sau sẽ không đụng vào. “Người dân quan niệm, mình lấy trộm của người khác thì cũng sẽ có người lấy lại của mình. Điều em lo nhất là người tỉnh khác đến đây lấy mật rồi cắt hết cả tổ, sáp và ong thợ cũng bắt để ngâm rượu”.
Sau buổi sáng, thành quả của chúng tôi mang về là 3 lít mật rừng thơm ngon.
Điều cấm kị khi lấy mật
Trong các làng thuộc xã Sơn Lang, hầu hết tất cả những người đàn ông dưới 40 tuổi đều có kinh nghiệm riêng trong việc tìm và lấy mật ong rừng. Có người thâm niên đã vài chục năm. Theo thống kê của anh Đinh Văn Xuân (35 tuổi, làng Hà Lâm, xã Sơn Lang), đến mùa ong làm mật, tất cả thanh niên trong làng Hà Lâm đều đi lấy. Mỗi tốp từ 3 đến 5 người. Mật ong lấy về được bán cho thương lái với giá khoảng 500 nghìn đồng mỗi lít, số tiền sẽ được chia đều cho mỗi người. Mùa mật kéo dài từ tháng 4-6, mỗi thanh niên thu được trung bình khoảng 60 lít mật.
 
Người Ba Na lấy mật ong theo phương pháp truyền thống không gây hại đến cây rừng
Tiếp lời, anh Xuân nói, cây có dưới 5 tổ ong thì không sao, nhưng khi tìm được một cây cổ thụ khoảng 10 tổ ong trở lên thì mọi người sẽ phải nghiêm túc làm lễ xin “Thần rừng”. Việc lấy mật phải diễn ra vào ban đêm nếu không tất cả các bầy ong sẽ quây lại tấn công người khai thác. Lấy mật ong rừng rất nguy hiểm vì ong thường chọn những cây cổ thủ để làm tổ, những thợ săn phải chặt nhiều cây nhỏ bằng cổ chân nẹp (cột) vào thân cây to để bám trèo lên. Cách đây không lâu có 1 người trèo lấy mật bị ngã tử vong. Còn đi viện vì ong đốt thì khó đếm hết. 
“Thanh niên Ba Na vùng này tuân thủ nhiều điều cấm kị khi lấy mật rừng mà cha ông truyền lại. Trong đó có quy định tuyệt đối không được cắt hết cả tổ có con non, chỉ được cắt phần sáp có mật. Không được chỉ tay vào tổ ong rồi đoán nhiều hay ít mật. Không bôi mật ong vào thịt gà để nướng. Không đóng đinh vào thân cây để trèo lên, vì sau một thời gian cây sẽ chết khô. Nếu vi phạm một trong các điều trên thì lần sau đi cả ngày đường cũng không thấy tổ ong nào…” - Anh Xuân chia sẻ.

Theo thống kê của anh Đinh Văn Xuân (35 tuổi, làng Hà Lâm, xã Sơn Lang), đến mùa ong làm mật, tất cả thanh niên trong làng Hà Lâm đều đi lấy. Mỗi tốp từ 3 đến 5 người. Mật ong lấy về được bán cho thương lái với giá khoảng 500 nghìn đồng mỗi lít, số tiền sẽ được chia đều cho mỗi người. Mùa mật kéo dài từ tháng 4-6, mỗi thanh niên thu được trung bình khoảng 60 lít mật.

Tiền Lê (TP)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.