Thảng thốt trước "biển đá" kỳ lạ ở cù lao Câu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cù lao Câu (Hòn Cau) là hòn đảo nhỏ vẫn giữ được vẻ đẹp đặc trưng cùng với những nét hoang sơ với biển xanh, cát trắng, nắng vàng

Cù lao Câu​ (nằm trên địa bàn xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) được đánh giá là vùng biển có các rạn san hô còn giữ được độ bao phủ cao, cùng nhiều loài cá biển trú ngụ. Đây cũng là nơi rùa biển thường lên đẻ trứng. Là một trong 16 khu bảo tồn biển được đánh giá là khu bảo tồn đẹp nhất Việt Nam.

Nằm cách đất liền chừng 7 hải lý, vào những ngày biển êm, thuyền chạy ra đảo khoảng 40 phút. Để đến được Cù lao Câu, du khách có thể thuê tàu cá của ngư dân hoặc đi nhờ các tàu chở nước ngọt và lương thực thực phẩm ra đảo.

Cù lao Câu có những bãi đá với đủ các hình khối kỳ thú, đá ở đây hằng hà sa số, nhiều hình thù kỳ dị và màu sắc biến đổi theo ánh sáng... Những bãi tắm ở Cù lao Câu không chỉ đẹp mà vẫn còn giữ được những nét hoang sơ. Sức hút mạnh nhất của Cù lao Câu có lẽ chính là ở nét hoang sơ, gần như vắng bóng người quanh năm. Vẻ đẹp của Cù lao Câu chắc chắn sẽ hấp dẫn nhiều du khách và là một hành trình khám phá đầy thú vị.

 

Cù lao Câu với những bãi biển và dải cát hoang sơ trải dài quanh đảo.
Cù lao Câu với những bãi biển và dải cát hoang sơ trải dài quanh đảo.
 
Cù lao Câu có những bãi đá với đủ các hình khối kỳ thú.
Cù lao Câu có những bãi đá với đủ các hình khối kỳ thú.
 
 
 
Hình ảnh khá độc đáo của các khối đá.
Hình ảnh khá độc đáo của các khối đá.
 
Biển xanh, nắng vàng luôn hấp dẫn khách.
Biển xanh, nắng vàng luôn hấp dẫn khách.

Theo Báo Bình Thuận

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.