Tháng Tám này ở Quảng trường Ba Đình…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 8-8 trong phiên Đại hội nội bộ của Đại hội lần thứ X-Hội Nhà báo Việt Nam, hơn 500 nhà báo đại diện cho hơn 22.000 hội viên trong cả nước vào lăng viếng Bác. 7 giờ chúng tôi có mặt ở Quảng trường Ba Đình. Đã chớm sang thu, tiết trời thủ đô thật đẹp. Đoàn chúng tôi không phải là những người đầu tiên trong ngày đến đây. Đã có hàng trăm người, mà cũng có thể hàng ngàn người đã xếp hàng tự lúc nào!
 

Ảnh: Huỳnh Kiên
Quảng trường Ba Đình. Ảnh: Hoàng Thắng

Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương. Quảng trường này ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Quảng trường Ba Đình trước đây nằm trong phạm vi Hoàng Thành Thăng Long đến năm 1808, Hoàng thành bị phá dỡ để xây lại một ngôi thành mới nhỏ hơn nhiều để làm trụ sở cho Bắc Thành;  vua Minh Mạng đổi tên là thành Hà Nội vào năm 1831.

Sau khi kiểm soát được toàn bộ Đông Dương, năm 1894, quân Pháp cho phá dỡ toàn bộ thành, chỉ giữ lại cửa Bắc để làm chứng tích. Khu vực này được xây dựng trung tâm hành chính của Liên bang Đông Dương. Một vườn hoa nhỏ được xây dựng tại khu vực này, tạo thành một quảng trường rộng lớn được đặt tên là Vườn hoa Pugininer.

Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp. Một chính phủ của người Việt do quân đội Nhật hậu thuẫn được thành lập ngày 20-7-1945, do Trần Trọng Kim làm Thủ tướng. Bác sĩ Trần Văn Lai được cử làm Đốc lý Hà Nội (Thị trưởng). Vốn là một trí thức có tinh thần dân tộc, ngay sau khi nhậm chức, ông đã quyết định đổi một loạt tên đường phố từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Vườn hoa Pugininer trước Phủ Toàn quyền được ông đổi tên thành Vườn hoa Ba Đình để kỷ niệm vùng Ba Đình ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9-1886 đến tháng 1-1887.

Thời gian Pháp tạm chiếm Hà Nội (1947-1954), Toàn quyền Pháp đổi tên là Vườn hoa Hồng Bàng. Năm 1954, ta về tiếp quản thủ đô và nơi đây lại được trả lại tên Quảng trường Ba Đình. Sau này có nhiều ý kiến đổi tên Quảng trường Ba Đình thành Quảng trường Độc lập hay Quảng trường 2-9, song Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ tên này.

Ngày 2-9-1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, tại Quảng trường Ba Đình, lễ truy điệu Người vào ngày 9-9-1969 được cử hành trọng thể. Ngày 29-11-1969 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định: “Với tấm lòng kính yêu vô hạn và đời đời nhớ ơn Hồ Chủ tịch, chúng ta phải thực hiện đến mức tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch và xây dựng Lăng của Người”. Ngày 2-9-1973, Đảng và Nhà nước ta đã  khởi công xây Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình. Sau 2 năm khẩn trương xây dựng, ngày 29-8-1975, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức khánh thành, mở cửa đón tiếp đồng bào cả nước và khách quốc tế đến viếng Bác.

Phía trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là Quảng trường Ba Đình. Xung quanh là Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Phủ Chủ tịch có ngôi nhà sàn Bác đã ở, có Bảo tàng Hồ Chí Minh. Trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cột cờ với chiều cao 25 mét, một năm 365 ngày đều đặn, không kể mưa hay nắng lễ chào cờ ở Quảng trường Ba Đình vào mùa hè diễn ra vào lúc 6 giờ sáng, mùa lạnh diễn ra vào lúc 6 giờ 30 phút sáng, lễ hạ cờ diễn ra lúc 21 giờ hàng ngày.

Quảng trường Ba Đình có khuôn viên với chiều dài 320 mét và rộng 100 mét, có 240 ô cỏ, xen giữa là lối đi rộng 1,4 mét.  Đây là nơi diễn ra các cuộc diễu hành nhân dịp các ngày lễ lớn của Việt Nam, là một địa điểm tham quan, vui chơi, dạo mát của du khách và người dân Hà Nội. Đây là không gian thiêng liêng của thủ đô Hà Nội và cả nước.

 

Đoàn nhà báo cả nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng 8-8-2015.
Đoàn nhà báo cả nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng 8-8-2015.  Ảnh: Hoàng Thắng

Đồng bào các dân tộc tỉnh Gia Lai cũng như bà con, kiều bào và khách tham quan có dịp đến Hà Nội thường đi một vòng quanh Quảng trường Ba Đình, vào lăng viếng Bác. Con em Gia Lai học trên đất Bắc ai cũng đầy ắp kỷ niệm sâu sắc với quảng trường lịch sử này, có người đều đặn cuối tuần đi bộ cả giờ từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ở Cầu Giấy vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày 2-9 năm nay kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử sẽ diễn ra nhiều hoạt động quan trọng. Sáng 2-9 chương trình mít tinh, diễu binh, diễu hành sẽ diễn ra trọng thể tại Quảng trường Ba Đình, được tường thuật trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam. Trước lễ mít tinh là phần chào cờ và bắn 21 phát đại bác từ khu vực Hoàng thành Thăng Long. Phần diễu binh có sự tham dự của khoảng 30.000 người thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân (quân đội, công an, du kích, dân quân, tự vệ), các lực lượng quần chúng nhân dân đại diện cho các thành phần, lực lượng trong xã hội; cựu chiến binh, công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, thanh niên, phụ nữ và các dân tộc Việt Nam.

Hoàng Thắng

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.