(GLO)- Đến hẹn lại lên, đúng 16h ngày 29-1 (tức 24 tháng Chạp, năm Mậu Tuất), Hội chữ xuân Kỷ Hợi 2019 bắt đầu diễn ra tại không gian Hồ Văn, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bên cạnh xin chữ - cho chữ, rất nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa, nghệ thuật truyền thống khác cũng diễn ra để công chúng thưởng ngoạn, tìm về với những giá trị văn hóa của dân tộc dịp đầu xuân mới.
(GLO)- Xa quê đã nhiều năm nhưng đến giờ tôi vẫn không quên được cảnh chợ ngày Tết ở quê nhà. Đó là một vùng nông thôn gần đầm Thị Nại, vạn Gò Bồi, thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Với tôi bánh bể, nắng nắng hay bánh sấy không thành vấn đề, quan trọng là mình ăn trong tâm thế vui vẻ, sẻ chia, nghĩa tình, hiểu được cái nhọc nhằn, của người làm ra chiếc bánh tráng sẽ tăng thêm cảm vị món ăn mộc mạc quê nhà.
Tết Nguyên đán trong cung đình thể hiện nổi bật nhất, trang trọng nhất nghi thức của Tết Việt xưa. Ngoài những nét cổ truyền và phổ biến như Tết trong dân chúng, Tết nơi cung đình mang dáng vẻ độc đáo riêng của sự tôn nghiêm và quyền lực.
Tết trong tâm thức mỗi người Việt là dịp sum vầy, đoàn viên của các thành viên trong gia đình. Thế nhưng Tết xưa - Tết nay vẫn không thể tránh khỏi có những điểm khác biệt. Vậy Tết xưa vui hơn hay là Tết nay đang dần nhạt đi?
(GLO)- Tết đang về. Bằng chứng là thời tiết đỏng đảnh như thiếu nữ đang bước vào tuổi yêu. Sáng sớm, tối khuya trời lạnh buốt, còn trong ngày thoắt đó lại hửng nắng ấm người. Tết về. Những bông hoa khoe sắc trong vườn, trên các nẻo đường xuân, còn trên phố thì ngập tràn những gương mặt tươi vui đang trở về sum họp bên gia đình.
(GLO)- Tết đang về gần, lòng ta lại rạo rực với bao cảm xúc. Mỗi khi rảnh rỗi, tôi lại nghĩ về những chiều cuối năm. Với tôi, chiều cuối năm đặc biệt hơn cả. Đó là thời điểm tết đã về gần lắm, người ta có thể lắng nghe bước chân của nàng xuân đã chạm ngõ nhà mình. Đó cũng là thời gian người ta cảm nhận rõ hơn hơi ấm của của tình thương, niềm vui đong đầy của ngày tết đoàn viên, sum họp…