Toa tàu điện nằm trên phố Lê Phụng Hiểu (Hà Nội) là điểm bắt đầu hành trình mua sắm những món đồ truyền thống chuẩn bị cho Tết.
Ngày 26/1, khách sạn Metropole Hà Nội mở cửa chợ Tết 2019 bên trong khuôn viên xây dựng từ năm 1901. Tại phiên chợ năm nay, khách sạn năm sao mang đến cho du khách hành trình tái hiện không gian Tết Hà Nội xưa. Điểm khởi đầu của chuyến đi là công trình mô phỏng toa tàu điện xưa trên vỉa hè phố Lê Phụng Hiểu. Hoạt động có sự tham gia của 15 thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sắm Tết từ mứt, thực phẩm hữu cơ, đồ thủ công mỹ nghệ, rượu vang, trà, bia cho tới thời trang cao cấp.
Bên trong toa tàu là dãy bàn ăn phục vụ thực khách mua đồ ở quầy thực phẩm ngay bên cạnh. Các mặt hàng tại đây chủ yếu là những món Tây như bánh ngọt, rượu vang… Bên cạnh đó, thực phẩm đặc trưng ngày Tết cũng được bày bán như bánh chưng, giò chả.
Sau khi đi xuyên qua một loạt gian hàng, khách sẽ bắt gặp một con đường nhỏ dẫn lên khoảng sân chính. Tại khu vực này, những hoạt động cổ truyền ngày Tết được tái hiện với ông đồ cho chữ, nghệ nhân nặn tò he...
Những món ăn do đầu bếp của khách sạn chuẩn bị khá đa dạng về lựa chọn với cả món Việt và món Tây. Sau một vòng tham quan khu chợ, Zivko, du khách Serbia lần đầu đến Việt Nam, chia sẻ, anh cảm thấy mọi thứ đều mới lạ và thú vị. “Trước khi đến đây, tôi đã đi bộ quanh khu phố cổ một buổi. Rất đông người ra đường để chuẩn bị cho năm mới. Tôi thấy hoa nở rực rỡ ở khắp nơi”, Zivko nói.
Quầy thực phẩm của chợ Tết, một bát phở tại đây có giá 100.000 đồng.
Mứt dừa do đầu bếp khách sạn chế biến. Ngoài các món Việt như bánh cuốn, phở, quầy thực phẩm phục vụ cả bánh mì phết bơ, pate, thịt nguội… với giá từ 50.000 đồng một chiếc.
Các gian hàng ngoài trời cung cấp thực phẩm; ở trong nhà bán áo dài, trang sức, đồ thủ công mỹ nghệ…
Một thương hiệu bia khá độc đáo bán trong chợ Tết cung cấp các lựa chọn về vị như chocolate, đắng…
Nghệ nhân Nguyễn Đức Toàn (Thanh Oai, Hà Nội) hướng dẫn khách nước ngoài gói bánh chưng. Khi đến phiên chợ, bạn sẽ được tham gia các hoạt động truyền thống như gói bánh chưng, cắm hoa, vẽ tranh Tết… cùng các nghệ nhân, họa sĩ.
Chợ Tết sẽ mở cửa cho khách tự do tham quan và mua sắm trong khoảng thời gian 11h đến 20h hàng ngày, từ 26 đến 31/1 (21 đến 26 Âm lịch). Ca sĩ Hồ Ngọc Hà đến chụp hình lưu niệm tại ngày mở cửa chợ.
Với tôi bánh bể, nắng nắng hay bánh sấy không thành vấn đề, quan trọng là mình ăn trong tâm thế vui vẻ, sẻ chia, nghĩa tình, hiểu được cái nhọc nhằn, của người làm ra chiếc bánh tráng sẽ tăng thêm cảm vị món ăn mộc mạc quê nhà.
Tết Nguyên đán trong cung đình thể hiện nổi bật nhất, trang trọng nhất nghi thức của Tết Việt xưa. Ngoài những nét cổ truyền và phổ biến như Tết trong dân chúng, Tết nơi cung đình mang dáng vẻ độc đáo riêng của sự tôn nghiêm và quyền lực.
Tết trong tâm thức mỗi người Việt là dịp sum vầy, đoàn viên của các thành viên trong gia đình. Thế nhưng Tết xưa - Tết nay vẫn không thể tránh khỏi có những điểm khác biệt. Vậy Tết xưa vui hơn hay là Tết nay đang dần nhạt đi?