Tây Nguyên với lễ cưới bắt rể độc đáo có một không hai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổ chức đám cưới cho cô con gái út, "vua voi" Tây Nguyên Đàng Năng Long đã làm lễ bắt rể độc đáo khi cho 14 con voi rước rể và họ hàng đôi bên di chuyển quanh hồ Lắk thơ mộng.
Ông Đàng Năng Long , "vua voi" Tây Nguyên làm lễ bắt rể bằng 14 con voi
Ông Đàng Năng Long (ngụ buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, Đắk Lắk) - người được mệnh danh là "vua voi" Tây Nguyên khi sở hữu đàn voi nhà nhiều nhất Việt Nam vừa tổ chức lễ bắt rể cho người con gái út.
 
Hàng chục chú voi được sử dụng để đón cô dâu, chú rể và họ hàng đôi bên (Ảnh: Hoàng Thiên Nga).
Hàng chục chú voi được sử dụng để đón cô dâu, chú rể và họ hàng đôi bên (Ảnh: Hoàng Thiên Nga).
Ông Long cho biết, tổng cộng có 14 con voi tham gia đoàn rước rể. Trong đó, có 7 con voi của ông sở hữu và 7 con voi khác của anh em, họ hàng trong dòng tộc gia đình.
"Đàn voi chở cô dâu, chú rể, họ hàng đôi bên di chuyển từ khách sạn ra nhà hàng đãi tiệc và dạo vòng quanh hồ Lắk tuyệt đẹp khoảng 1km. Đây là lần thứ tư chúng tôi tổ chức lễ bắt rể bằng voi, đó như truyền thống quý báu của gia đình tôi trước đến nay", ông Long chia sẻ.
 
Đây là lần thứ tư
Đây là lần thứ tư "vua voi" Tây Nguyên tổ chức lễ bắt rể độc đáo bằng voi (Ảnh: Hoàng Thiên Nga).
Theo ông Long, gia đình ông là đồng bào dân tộc Chăm và theo chế độ mẫu hệ do vậy các đám cưới đều tổ chức lễ bắt rể. Chàng rể thứ tư của gia đình ông sẽ theo vợ sinh sống và làm việc ở TP Hồ Chí Minh.
Những chú voi được lựa chọn trong lễ bắt rể, trên lưng sẽ đeo tấm vải đỏ để cầu chúc đôi lứa hạnh phúc và được nài voi (người điều khiển voi - PV) sẽ ngồi phía trước để điều khiển voi di chuyển theo ý muốn.
 
Người dân, du khách đều rất hào hứng khi thấy đàn voi hoành tráng trong lễ cưới (Ảnh: Hoàng Thiên Nga).
Người dân, du khách đều rất hào hứng khi thấy đàn voi hoành tráng trong lễ cưới (Ảnh: Hoàng Thiên Nga).
Khi đàn voi di chuyển di chuyển trên đường nhiều người dân, du khách đều rất thích thú và ghi lại những hình ảnh hiếm có này.
Bên cạnh đó, trong đám cưới của con gái, ông Long còn tổ chức các nghi lễ truyền thống với những nét văn hóa đặc sắc, ấn tượng của Tây Nguyên. 
Theo Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null