Tây Nguyên trở mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trời khẽ khàng vén cao màn mây. Trời thăm thẳm, ngăn ngắt một màu biêng biếc. Khi gió mùa Đông Bắc ở đâu đó tràn về trên bản tin thời tiết thì ở xứ tôi, miền cao nguyên, cũng vào lúc trở mùa, nổi gió.
Những cơn gió nhẹ buổi sớm mai làm những trảng cỏ lượn sóng nhấp nhô nhẹ nhàng. Bữa trước đó là một mảng xam xám của những bông cỏ may nhè nhẹ bên đàn bò thơ thẩn trong nắng chiều. Vậy mà hôm nay, những đợt gió về khẽ lay bông cỏ may đổi màu tim tím, rồi khi gió thốc lên là cỏ chuyển sang màu hồng. Đầu tiên là màu hồng lên nhàn nhạt rồi hồng tím sắc nét. Thiên nhiên vận hành chính xác theo quy luật định sẵn. Miền đất của tôi là vậy, chỉ hai mùa nắng, mưa. Mưa rả rích đêm ngày. Nắng gay gắt để màu đất cũng đỏ quạch đi. Và rồi gió. Gió u u. Gió rít những ngọn thông vi vu trong chiều. Những đêm tối trời trong, gió mê dại, gió hoang hoải về rót mật, tỏ tình cùng dã quỳ để sớm mai khi tôi ngang lối cũ lại gặp dã quỳ nở bung một màu vàng rực rỡ.
  Minh  họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Mùa này. Mùa của gió âm u. Trời chưa kịp mù đã tối ngắt. Thời tiết cũng quay ngoắt để ta thấy rõ nét bốn mùa mỗi ngày. Đặc trưng khí tiết của cao nguyên xứ lạnh. Biến đổi khí hậu đã làm thiên nhiên dần không còn tuân theo quy luật, nhưng ở xứ tôi, bão không tới nơi, nắng nóng vừa phải, còn giông lốc thì họa hoằn lúc trời không vui mới nổi tí giận dỗi. Đất trời hiền hòa là vậy nên cây cối cũng dịu dàng, dễ thương.
Mùa này, lúa bắt đầu uốn câu cong mình nặng trĩu, ngả màu vàng no ấm. Những vườn cà phê trĩu hạt nghiêng mình chín đỏ. Đêm khuya. Khuya lắm. Bất chợt tỉnh giấc, tôi vẳng nghe tiếng chiêng vọng lại từ phía làng xa-những làng dân tộc thiểu số sống ven thị thành. Có lẽ hội làng. Giữa phố thị vẫn được nghe tiếng chiêng ngân, có phải đó cũng là một “đặc quyền” ít ai có? Và rồi, trên con đường vào thành phố hôm ấy tôi thấy có nhiều phụ nữ Jrai đeo gùi, mang theo những cọng rau tươi mới nhún nhảy, góp thêm vào bữa ăn đầm ấm của các gia đình. Vậy đó. Trời đất hiền hòa. Người thấy ấm no. Hồn hậu. Bảo sao vùng đất mình đang ở lại đáng sống?
Chẳng biết có phải tuân theo quy luật của đất trời hay không mà cuối năm lại là mùa cưới. Khi trời đất cũng cần nương tựa vào nhau trong cái se lạnh này thì con người cũng cần kết đôi mà đơm hoa nẩy trái. Cứ cuối năm, người thân lại hỏi nhau, sao vẫn chưa thấy mấy đứa lẻ bóng này lấy vợ lấy chồng, phải chăng chúng còn lưỡng lự, nhẩn nha, thưởng thức quãng thanh xuân tươi đẹp và khí tiết tuyệt vời của trời đất lúc giao mùa?
Ngoài kia, gió vẫn hát lời tình tự…
TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...