Tây Nguyên: Tình hình buôn pháo lậu trong dịp tết ngày càng gia tăng và phức tạp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàng loạt cửa khẩu các vùng giáp ranh vùng biên trở thành điểm nóng của dân buôn lậu đặc biệt là pháo và các mặt hàng bị cấm, dồn dập đưa về Việt Nam tiêu thụ trong dịp tết nguyên đán.
Càng gần Tết Nguyên đán, tình trạng mua bán vận chuyển, tàng trữ pháo lậu càng có dấu hiệu gia tăng khi liên tiếp các vụ việc bị lực lượng chức năng phát hiện và bắt giữ, nhưng hệ lụy của pháo gây ra vô cùng thương tâm do pháo nổ gây ra thương tật suốt đời ảnh hưởng tính mạng và tài sản cứ đến dịp Tết lại có nguy cơ tái diễn. Pháo là một mặt hàng bị cấm sản xuất lưu thông mua bán trên thị trường và bất cứ hành vi lưu trữ sản xuất mua bán đều là phạm pháp. Thế nhưng có cầu ắt có cung. Cũng vì nhu cầu của một bộ phận người tiêu thụ pháo nên tình hình buôn lậu phá cũng vì thế mà tăng theo.
 
Vụ bắt pháo lậu tại tỉnh kon Tum
Vừa qua, ngày 13/1/2020, thông tin từ Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, đơn vị này vừa phát hiện 95kg pháo hoa trên đường Hồ Chí Minh, trong lúc đang làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, tổ công tác thuộc Trạm Cảnh sát giao thông Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) nhận được tin báo của người dân về việc tại km 1499+900 đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa bàn, xã Tân Cảnh, huyện Đak Tô có 3 bao tải để ở ven đường nghi chứa đựng pháo. Ngay sau đó, tổ công tác đã đến vị trí nêu trên để kiểm tra, xác minh thì phát hiện bên trong 3 bao tải có chứa 50 hộp pháo hoa, tổng trọng lượng là 95kg.
Ngoài việc buôn bán vận chuyển pháo lậu, nhiều địa phương đã và đang diễn ra việc chế tạo pháo như; Ngày 13/1/2020 gia đình đưa em Lê Như H. (Sinh năm 2006, trú tại thôn Tân Thuận, xã Tân An, huyện Đak Pơ tỉnh Gia Lai) đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cấp cứu trong tình trạng bị thương vùng mặt và tay do pháo tự chế phát nổ.Gia đình bệnh nhân cho biết, Lê Như H. mang một quả pháo tự chế bằng bột diêm ra đốt thì quả pháo phát nổ ngay trên tay khiến em bị thương và chảy nhiều máu vùng mặt, bàn tay. Sau khi được sơ cứu tại Trung tâm Y tế huyện Đak Pơ, Lê Như H. được chuyển lên bệnh viện tỉnh để điều trị tiếp, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn mức độ thương tích vùng mắt của bệnh nhân cũng như chữa trị vết thương ở bàn tay trái. Hiện Lê Như H đang được được tích cực điều trị, chưa hết.
 
Cháu P. cùng nhiều quả pháo tại cơ quan công an
Ngày 15/1/2020, lãnh đạo Công an xã Pơng Drang (huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết đơn vị đang củng cố hồ sơ để xử lý việc hai học sinh lớp 7 trên địa bàn học chế tạo pháo từ Youtube, kết quả điều tra ban đầu, em U.H.P (Sinh năm 2006, học sinh lớp 7, Trường THCS Lê Hồng Phong, xã Pơng Drang) đã vay tiền của bạn lên mạng tìm mua 1kg chất KClO3, 0,5kg bột lưu huỳnh, ống nhựa PVC rồi lên Youtube học cách chế tạo pháo, em P. đã tiến hành trộn hỗn hợp trên cùng với bột than đen vào trong các ống nhựa (khoảng 5cm) và gắn một dây làm ngòi để chế tạo pháo. Tổng cộng, em P. đã làm được 23 quả pháo, em này đã đốt 1 quả và bán 22 quả pháo với giá 7.000 đồng/quả cho một người ở thị xã Buôn Hồ.
Sau khi làm xong 23 quả pháo nói trên, em P. đã đem hỗn hợp còn dư cho em P.N.H (Sinh năm 2006, học cùng lớp). Em H. cũng học làm pháo trên Youtube nhưng khi đang tiến hành làm thì không may hỗn hợp hóa chất phát nổ khiến mặt bị cháy xém và bỏng, gia đình đã đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình (thị xã Buôn Hồ).
Ngoài việc tuyên truyền giáo dục con em mình và sự quan tâm của các cấp chính quyền, đặc biệt là cơ quan phòng chống buôn lậu, cần xử lý nghiêm hành vi buôn lậu.
Lê Nhuận (Dân Sinh)

Có thể bạn quan tâm