Tăng trưởng kinh tế: Cần quyết tâm chính trị rất cao

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chỉ còn 1 tuần nữa là chúng ta tạm biệt năm cũ để bước sang năm mới 2021. Trong bối cảnh cả thế giới đang vật lộn với dịch bệnh và nhiều bất ổn, tạo nên áp lực không nhỏ tới triển vọng kinh tế, chúng ta tự hào khi Việt Nam vẫn vững vàng vượt qua đại dịch, giữ được đà tăng trưởng, dù có thấp hơn năm 2019 nhưng vẫn thuộc tốp đầu thế giới.

Những ngày cuối năm, chúng ta đón một tin vui khi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2020, dự báo kinh tế Việt Nam năm 2020 tăng 2,3%, cao hơn dự báo 1,8% đưa ra hồi tháng 9. Như vậy, so với lần trước, báo cáo đã cho thấy tình hình kinh tế đất nước đã có phần sáng sủa hơn.

Trong trung và dài hạn, ADB cũng dự báo kinh tế Việt Nam vẫn đang có những tín hiệu tăng trưởng tích cực, vì Việt Nam đang kiểm soát hiệu quả tình hình dịch bệnh và tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương có độ mở khá cao.

Ngân hàng Phát triển châu Á công bố báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2020, dự báo kinh tế Việt Nam năm 2020 tăng 2,3%. (Ảnh minh họa, nguồn: dangcongsan.vn)
Ngân hàng Phát triển châu Á công bố báo cáo triển vọng phát triển châu Á 2020, dự báo kinh tế Việt Nam năm 2020 tăng 2,3%. (Ảnh minh họa, nguồn: dangcongsan.vn)


Từ điểm nóng Vũ Hán (Trung Quốc), dịch Covid-19 đã lây lan khắp thế giới và hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tính đến 18 giờ ngày 19-12 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận hơn 76,11 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có hơn 1,68 triệu ca tử vong.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với gần 17,89 triệu ca bệnh, trong đó có hơn 320 ngàn ca tử vong. Đứng ngay sau Mỹ là Ấn Độ khi đã vượt mốc 10 triệu ca, trong đó có hơn 145 ngàn ca tử vong; tiếp đến là Brazil với hơn 7,16 triệu ca, trong đó có hơn 185 ngàn ca tử vong. Đứng thứ tư là Nga với 2,81 triệu ca, trong đó có hơn 50 ngàn ca tử vong.

Dẫn những số liệu này để thấy rằng chúng ta đã lập nên một kỳ tích khi kiềm chế sự lây lan dịch bệnh ở mức tối thiểu với hơn 1.400 ca mắc Covid-19 và cũng chỉ dừng lại ở con số 35 ca tử vong sau đợt bùng phát dịch thứ 2 tại Đà Nẵng hồi cuối tháng 7 vừa rồi.

Từ kỳ tích này, chúng ta đã lập nên những kỳ tích khác khi thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Vì vậy, dù phải chống chọi với sự tàn phá dữ dội của thiên tai, bão lũ ở miền Trung, Việt Nam vẫn được ghi nhận mức tăng trưởng khá cao nhờ tự tin triển khai các chương trình, mục tiêu phát triển mà Chính phủ đã đề ra: vốn đầu tư công được đẩy mạnh, tiêu dùng trong nước phục hồi, thương mại gia tăng.

Thành tích ấy là cơ sở vững chắc để ADB dự báo tăng trưởng trong năm 2021 của Việt Nam là 6,1%; Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,4%. Còn Ngân hàng Standard Chartered thì thậm chí còn dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2021 sẽ đạt 7,8%.

Chúng ta vui vì đất nước đã làm được những điều mà quốc gia khác không làm được hoặc chưa làm được. Đó là thành quả của ý Đảng-lòng dân, của sự đồng lòng triệu người như một, làm nên bức tranh kinh tế với nhiều gam màu sáng.

Tuy nhiên, mọi dự báo vẫn chỉ là dự báo. Bình tĩnh đón nhận để có đối sách phù hợp trong mọi hoàn cảnh để đảm bảo tăng trưởng mới là khôn ngoan.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái sâu và chưa thoát ra khỏi ảnh hưởng của dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam trong năm 2021 chắc chắn sẽ vẫn còn chịu tác động tiêu cực từ cả hai phía cung-cầu; từ quá trình phục hồi toàn cầu chậm chạp, căng thẳng thương mại đang diễn ra và khu vực doanh nghiệp gặp khó khăn, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và phá sản, căng thẳng trên thị trường lao động và khu vực ngân hàng...

Vì thế, tận dụng cơ hội từ việc tham gia khá nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương, tận dụng thời cơ khi dòng vốn đầu tư FDI dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam để nhân lên các giá trị tăng trưởng cho nền kinh tế. Trong đó, sự chủ động sáng tạo trong việc triển khai nghị quyết đại hội Đảng bộ của mỗi bộ, ngành, địa phương là vô cùng cần thiết.

17 chỉ tiêu kinh tế-xã hội mà Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) đã đề ra sẽ được thực hiện như thế nào để Gia Lai đạt mức tăng trưởng 8,6% và trở thành một tỉnh mạnh của khu vực Tây Nguyên là thách thức rất lớn đòi hỏi quyết tâm chính trị rất cao của toàn thể cán bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

 

ĐÌNH CƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.