Tạm biệt chứng mất ngủ với... củ gừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không chỉ là gia vị, gừng còn được biết đến như một vị thuốc quý chữa bệnh mất ngủ kinh niên vô cùng hiệu quả.

Theo y dược học hiện đại, gừng có tinh dầu 2% - 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3% tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Gừng và tinh dầu chiết xuất từ gừng còn có tác dụng chữa chứng mất ngủ kinh niên.

 

 

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu:

- Gừng tươi: 1 củ to hay nhỏ tùy vào mức độ ăn cay của từng người.

- Đường phên: Lượng vừa đủ cho lượng nước 500ml

Cách làm:

Cho gừng vào nước lạnh (khoảng 500ml, cho 1 lần uống) đun sôi, sau khi nước sôi cho đường vào, tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 15 phút là được.

Uống vào buổi trưa hoặc buổi chiều để có tác dụng vào lúc đi ngủ.Cách dùng:

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu:

- Gừng tươi: 1 củ to hay nhỏ tùy vào mức độ ăn cay của từng người.

- Nước ấm: 500ml.

- Muối: Lượng vừa đủ.

Cách làm:

Giã nát gừng hòa vào nước ấm, cho thêm chút muối và khuấy đều.

Cách dùng:

Uống vào buổi trưa hoặc buổi chiều để có tác dụng vào lúc đi ngủ.

Lưu ý:

Ngày nào uống thì chế biến ngày ấy cho tươi mới là tốt nhất. Không cứ người mất ngủ mới uống được, người bình thường muốn ngủ ngon đều có thể uống.

Thời gian đầu khi mất ngủ trầm trọng, có thể uống khoảng 1 lít nước đường gừng hoặc muối gừng. Sau 1 thời gian khi bệnh đã chuyển, có thể giảm xuống uống 500 ml rồi dần dần duy trì cách ngày uống 1 lần 500ml.

Ngoài ra, nếu có điều kiện, người bệnh nên áp dụng thêm một số biện pháp phụ trợ như ngồi thiền hoặc ngâm chân bằng nước gừng nóng hay muối nóng trước khi đi ngủ để có được giấc ngủ sâu và ngon.

Sử dụng gừng đúng cách

1. Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.

2. Không nên ăn gừng trong thời gian dài: Những người mắc những bệnh dưới đây không nên ăn gừng liên tục: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường…

3. Không dùng gừng cho người say nắng: Khi bị cảm lạnh uống nước gừng sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, trái lại đối với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng.

4. Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.

Mai Thương (theo phunu)

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.