Sức sống mới ở làng Mook Đen 2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Làng Mook Đen 2 (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) vừa đã được UBND huyện Đức Cơ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023.

Làng Mook Đen 2 có 336 hộ dân, 1.354 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 43,5%. Thực hiện chương trình xây dựng làng NTM trong làng đồng bào dân tộc thiểu số theo Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, diện mạo làng Mook Đen 2 đã chuyển biến tích cực. Nổi bật nhất là hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng khang trang với hệ thống đường giao thông được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận lợi hơn; điện chiếu sáng kéo đến từng hộ dân. Trên một số tuyến đường đã được người dân tô điểm thêm với “con đường hoa”, “hàng rào xanh”, điện đường chiếu sáng; đường làng, ngõ xóm xanh-sạch-đẹp. Những ngôi nhà tạm, lụp xụp trước kia được thay thế là những ngôi nhà kiên cố, khang trang. Giờ đây 100% hộ gia đình có phương tiện đi lại, nghe nhìn. Cùng với đó, người dân trong làng đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất...

Hiện nay, làng có hơn 606 ha điều, 79 ha cà phê, 40 ha cao su, 22 ha cây ăn quả, 8 ha hồ tiêu và 91 ha cây trồng khác. Để giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, Chi bộ, Ban nhân dân thôn và các tổ chức Mặt trận, đoàn thể đã tích cực truyên truyền, vận động người dân chủ động phát triển kinh tế gia đình. Đồng thời, cấp ủy, chính quyền địa phương đã triển khai một số mô hình cho người dân, như: cải tạo vườn tạp, đưa các loại cây, con giống có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Hiện nay, làng đã thành lập được Tổ hội trồng cây cà phê với 8 thành viên và Tổ hội nghề nghiệp trồng cây điều với 25 thành viên.

Ông Đinh Văn Khai-Tổ trưởng Tổ hội trồng cây cà phê và cây điều-cho biết: Trước đây, người dân thường mạnh ai người đó làm nên chưa tạo được tính bền vững, chưa hình thành được chuỗi liên kết. Khi các tổ hội được thành lập, những thành viên cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về thời tiết nông vụ, thị trường, giá cả, vật tư nông nghiệp, các loại giống cây-con mới, biện pháp phòng trừ dịch bệnh, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tiếp cận nguồn vốn vay, liên kết tiêu thụ sản phẩm…

“Từ đó, các thành viên đã áp dụng vào thực tế của gia đình, dần thay đổi tập quán canh tác lạc hậu. Từ chỗ sản xuất đơn lẻ, manh mún chuyển sang liên kết cùng nhau phát triển, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Có thể nói, Tổ hội đã tạo nên động lực cho bà con trong làng cùng nhau phát triển kinh tế để từng bước đưa đời sống người dân trong làng ngày càng ổn định”-ông Khai chia sẻ.

Già làng Deo (giữa) chia sẻ những đổi thay của làng sau khi triển khai xây dựng làng nông thôn mới. Ảnh: Lê Nam

Già làng Deo (giữa) chia sẻ những đổi thay của làng sau khi triển khai xây dựng làng nông thôn mới. Ảnh: Lê Nam

Cùng với phát triển kinh tế, công tác tuyên truyền, vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” được triển khai sâu rộng đã góp phần nâng cao nhận thức và tạo được sự đồng thuận trong nhân dân để cùng chung sức tham gia xây dựng NTM. Trong năm 2023, Ban nhân dân thôn đã vận động người dân đóng góp với số tiền 110 triệu đồng để chỉnh trang, mua sắm trang thiết bị cho hội trường thôn cũng như đóng góp làm đường giao thông.

Già làng Siu Deo-cho hay: Trước đây, đời sống người dân còn khó khăn, hộ nghèo còn cao; hệ thống đường giao thông trong làng chủ yếu là đường đất, nhỏ hẹp; sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, nên hiệu quả kinh tế chưa cao... Từ khi triển khai xây dựng NTM, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với nhiều chương trình, dự án đầu tư nên đời sống, diện mạo của làng đã đổi mới từng ngày.

“Với trách nhiệm của mình, tôi luôn lấy phương châm gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân đặt lên hàng đầu; thường xuyên xuống nhà dân để tuyên truyền, vận động qua đó nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời. Ngoài ra, tôi thường xuyên phối hợp cùng ban, ngành, tổ hòa giải tham gia giải quyết những vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, quản lý, cảm hóa, giáo dục đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật. Vận động người dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, trong việc cưới, việc tang, lễ hội phù hợp với điều kiện kinh tế và các quy định của pháp luật…”-già làng Siu Deo cho biết thêm.

Một góc làng Mook Đen 2, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ. Ảnh: Lê Nam

Một góc làng Mook Đen 2, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ. Ảnh: Lê Nam

Trao đổi với P.V., ông Lê Xuân Phả-Bí thư Chi bộ, kiêm trưởng thôn Mook Đen 2-cho biết: Từ khi triển khai thực hiện xây dựng làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số, bộ mặt nông thôn của làng được khang trang, sạch, đẹp hơn. Hệ thống đường giao thông liên thôn, giao thông nội đồng được cứng hóa; nhà văn hoá được xây dựng mới; điện đường được đầu tư. Ý thức giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà ở thường xuyên được quét dọn, chuồng trại chăn nuôi của được vệ sinh và quan tâm hơn. Ngoài ra, quốc phòng khu vực biên giới, an ninh trật tự xã hội tại làng được giữ vững. Hiện nay, trong làng chỉ còn 43 hộ nghèo đa chiều (14 hộ nghèo, 29 hộ cận nghèo). Thu nhập bình quân đầu người của làng đạt hơn 42 triệu đồng/người/năm.

“Năm 2024, làng Mook Đen 2 phấn đấu giảm 3-4 hộ nghèo. Để tiếp tục nâng cao đời sống cho người dân, Ban nhân dân thôn đề nghị Nhà nước tiếp tục hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm cho người dân. Đồng thời, tiếp tục có chính sách hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất, chăn nuôi và mở các lớp đào tạo nghề cho người dân trong làng để đời sống người dân được ổn định hơn”-ông Phả đề xuất.

Có thể bạn quan tâm

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp trực tuyến toàn quốc lần thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước vào chiều 12-1 để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.