Sự thật về 'thần dược' kỳ quái để uống rượu khó say

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
GS Justin Stebbing, nhà khoa học y sinh từ Đại học Anglia Ruskin, đã chỉ ra sự thật về một cách giúp uống rượu khó say đang được lan truyền.

Viết trên chuyên san khoa học The Conversation, GS Stebbing cho biết một "bí kíp" mới giúp ngăn bớt hấp thụ cồn được một số ngôi sao chia sẻ gần đây là uống một ngụm, thậm chí một ly dầu ô liu.

"Mặc dù có sức hấp dẫn nhưng tuyên bố này thiếu căn cứ khoa học và cần phải tiếp cận với thái độ hoài nghi" - GS Stebbing lưu ý.

Lý thuyết được đưa ra đằng sau mẹo sử dụng dầu ô liu là hàm lượng chất béo cao của nó có thể hình thành một lớp phủ trên niêm mạc dạ dày, làm chậm tốc độ hấp thụ rượu vào máu.

Sự hấp thụ chậm hơn này có thể giúp giảm cường độ của các triệu chứng say rượu như nôn nao, choáng váng.

Các chuyên gia cho rằng cần "tiếp cận với thái độ hoài nghi" đối với các mẹo giúp uống rượu không say - Minh họa AI: Anh Thư

Các chuyên gia cho rằng cần "tiếp cận với thái độ hoài nghi" đối với các mẹo giúp uống rượu không say - Minh họa AI: Anh Thư

Theo GS Stebbing, dù thực phẩm béo có thể làm chậm hấp thụ rượu ở một mức độ nào đó, nhưng hiệu quả của chiến thuật này vẫn còn "đáng ngờ".

Bởi lẽ, sự hấp thụ rượu chủ yếu xảy ra ở ruột non, chỉ có khoảng 20% được hấp thụ ở dạ dày. Do vậy cho dù quá trình này có chậm đi một chút ở dạ dày, thì tác động tổng thể vẫn quá nhỏ.

Ngoài ra, quá trình trao đổi chất hoặc phân hủy tự nhiên của rượu trong cơ thể gồm sự tham gia của nhiều cơ quan. Trong đó, gan thay đổi rượu về mặt hóa học bằng bộ máy protein của chính nó và là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng như mất nước, đau đầu, buồn nôn. Dầu ô liu không thể can thiệp gì vào công đoạn này.

Chưa kể, có một thực tế là dù chỉ một ngụm dầu ô liu cũng vô cùng "khó nuốt".

Các chuyên gia cho rằng để giảm bớt tình trạng khó chịu vì say rượu, tốt nhất vẫn nên tập trung vào 4 giải pháp "truyền thống":

Thứ nhất, mất nước là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng nôn nao, khó chịu. Bia, rượu lại là thức uống lợi tiểu, uống chúng chỉ làm bạn mất nước trầm trọng hơn. Vì vậy, uống nước trước, trong và sau khi uống rượu sẽ giúp bạn tránh bớt nhiều triệu chứng khó chịu.

Thứ hai, ăn một bữa ăn bổ dưỡng trước khi uống rượu có thể làm chậm quá trình hấp thụ rượu.

Thực phẩm giàu protein, chất béo và carbohydrate phức hợp có thể cung cấp một cách thức cân bằng hơn để giảm thiểu tác động của rượu, chứ không phải một ly dầu.

Thứ ba, sau khi uống rượu hãy tiêu thụ thực phẩm và đồ uống bổ sung chất điện giải đã mất và cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể giúp cơ thể phục hồi, ví dụ đồ uống thể thao, trái cây và rau quả.

Thứ tư, quan trọng nhất, nếu không muốn say rượu đến mức chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu kéo dài, hãy uống vừa phải theo tửu lượng của bạn.

Có thể bạn quan tâm

Các trường học cần tăng cường giáo dục nâng cao ý thức cho học sinh trong việc tiếp xúc trên môi trường mạng. Ảnh: H.Đ.T

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

(GLO)- Sự phát triển của công nghệ đã mang lại cho trẻ em cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với internet. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, các em ít được trang bị đủ kỹ năng tự vệ nên đối diện với rủi ro và dễ bị xâm hại. Vì vậy, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đang là vấn đề cấp bách hiện nay.

Y sĩ Huỳnh Hoàng Vương hiến tiểu cầu máy cấp cứu cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh (ảnh nhân vật cung cấp).

Y sĩ Huỳnh Hoàng Vương: “Hãy yêu thương người bệnh như chính mình”

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, y sĩ Huỳnh Hoàng Vương-Phó Trạm trưởng Trạm Y tế xã Bình Giáo (huyện Chư Prông) đã 37 lần tham gia hiến máu khẩn cấp, hiến tiểu cầu máy cấp cứu người bệnh. Với châm ngôn sống “Hãy yêu thương người bệnh như chính mình”, y sĩ Vương luôn có mặt khi bệnh nhân cần giúp đỡ.

Thầm lặng đồng hành cùng bệnh nhân tâm thần

Thầm lặng đồng hành cùng bệnh nhân tâm thần

(GLO)- Những y-bác sĩ, điều dưỡng viên đang làm việc tại Bệnh viện Tâm thần kinh tỉnh cũng như Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh luôn phải đối mặt với vất vả, khó khăn bởi bệnh tâm thần không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và hành vi của người bệnh.

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.