Sớm mai ghé thăm bến cá vùng nước lợ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vùng nước lợ trên các dòng sông: Đồng Kho, Thị Vải… huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với các sản vật hàu, cua, tôm, cá… mới nhìn là thích.

Nhiều chủ bè nuôi thủy sản là dân các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bạc Liêu… đến vùng nước lợ 2 xã Phước An và Long Thọ sinh sống và lập nghiệp. Trước đây, đa số họ sống trên ghe, làm nghề chở hàng thuê lênh lênh khắp miền sông nước. Thấy mô hình nuôi thủy sản vùng nước lợ cho lợi nhuận cao, nhiều người bỏ tiền đầu tư bè nuôi để tính chuyện làm ăn lâu dài.

 

Sản vật vùng nước lợ được đánh bắt tự nhiên rồi đem bán cho khách du lịch.
Sản vật vùng nước lợ được đánh bắt tự nhiên rồi đem bán cho khách du lịch.

“Cập bến” nước lợ

Từ chỗ cả gia đình sống phiêu bạt khắp nơi, đến nay ông Trần Văn Tiến (ấp Bà Trường, xã Phước An) đã tìm được nơi an cư mới. Cách đây 5 năm, trong một lần giong ghe đến huyện Nhơn Trạch giao hàng, nhìn vùng nước lợ tiềm năng về nuôi thủy sản, ông Tiến quyết định dừng bước thương hồ, đầu tư làm bè nuôi hàu ở đây.

“Thời điểm đó, xung quanh đây đã có nhiều người làm nghề nuôi trồng thủy sản. Chân ướt chân ráo vào nghề, tôi thấy hàu dễ nuôi mà ít vốn, không tốn chi phí thức ăn nên phù hợp với tình hình kinh tế của gia đình mình. Tính ra, hàu từ lúc ươm, thả xuống bè đến khi thương lái thu mua khoảng 12-14 tháng. Chúng tự ăn các loại phù du trong nước để lớn, người nuôi chỉ tốn công chăm sóc” - ông Tiến mở lời.

So với trước đây, cuộc sống trên làng bè vùng nước lợ giờ đã ổn định và sung túc hơn. Nhiều gia đình khi khấm khá đã mua các tấm pin năng lượng mặt trời dùng làm nguồn điện phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Vào các bè lớn, bên trong nhìn như những gian nhà thu nhỏ với nền nhà, 2 bên vách còn được dán gạch men mát mẻ và đầy đủ tiện nghi, như: đèn, quạt, tivi…

Cả một khoảng sông rộng bên cánh rừng ngập mặn xanh ngắt thực sự là nơi lý tưởng để con hàu sinh trưởng tốt. Dù có năm trúng, năm thất nhưng người nuôi không lo lỗ vốn. Nhiều người ban đầu chỉ có 2-3 bè nuôi, đến nay trong tay có hàng chục bè. Từ chỗ đời sống bấp bênh, nhiều người giờ đã ổn định cuộc sống, thậm chí trở nên giàu có.

Ở “thủ phủ” nuôi hàu thuộc xã Phước An, nhắc đến bà Trần Phương Loan ai cũng biết. Bà Loan gắn bó với nghề nuôi hàu ở đây đã hơn chục năm. Lúc đầu, bà chỉ dám đầu tư 4 bè nuôi hàu, nhưng sau một thời gian bà chấp nhận bán hết tài sản, đất đai để mở rộng đầu tư. Hiện tại, số lượng lồng bè của gia đình bà Loan luôn duy trì ổn định với trên 15 lồng, mang lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Theo bà Loan, cả gia đình bà đã chuyển hẳn lên bè sinh sống, coi đây như “vùng đất” để lập nghiệp và phát triển kinh tế. Những năm trở lại đây, người nuôi hàu đông hơn, sản lượng cung cấp ra thị trường nhiều nên giá cả giảm đôi chút, nhưng vẫn cho thu nhập ổn định, ít gặp rủi ro so với nuôi các loại thủy sản nước lợ khác.

 

Ông Bùi Văn Dõng lấy nước bình để nấu cơm, phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Ông Bùi Văn Dõng lấy nước bình để nấu cơm, phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

Kiếm lợi từ sản vật tự nhiên

Sống trên vùng nước lợ mênh mông những cánh rừng đước, sú… và sản vật lúc nào cũng phong phú nên nhiều người bám lấy con nước mà mưu sinh. Nhiều người cho rằng nuôi trồng hay đánh bắt thủy sản vùng nước lợ không giàu, nhưng chưa thấy ai lâm cảnh nghèo khó kiệt cùng, vì nơi đây luôn là “nồi cơm” nuôi sống cả gia đình để họ sống hài hòa với thiên nhiên.

Khác với các làng bè nuôi thủy sản nước ngọt nằm san sát, trên vùng nước lợ lồng bè nằm khá xa nhau. Từ bè này đến bè kia có khi cách nhau vài chục, vài trăm mét. Vì thế, phương tiện đi lại chủ yếu vẫn là những chiếc vỏ lãi nhỏ gọn, dễ luồn lách qua mấy khúc sông chằng chịt cây cối.

Ông Bùi Văn Dõng (ngụ xã Long Thọ) chia sẻ dù cuộc sống dần ổn định, nhưng so với đất liền thì vẫn còn thiếu thốn. Trong đó, nước sinh hoạt là một thứ hàng hóa xa xỉ. Do sống trên vùng nước lợ nên gia đình nào cũng phải tiết kiệm nước sinh hoạt; cứ 5-7 ngày lại đi vỏ lãi vào bờ lấy nước đem về dùng.

“Mùa mưa thì xin nước được, nhưng mùa nắng có khi phải lên bờ bỏ tiền mua. Thức ăn sẵn dưới sông, tôi chỉ cần thả lưới là có cá, tôm… Gặp ghe thuyền từ miền Tây đưa hàng lên thì mua lại, nên nửa tháng tôi mới đi chợ một lần. Cuộc sống ở đây thật hào sảng, mát mẻ quanh năm” - ông Dõng nói.

Ông Dõng cho biết sản vật trên các con sông vùng nước lợ khá phong phú, từ cá, tôm đến bạch tuộc, cua…; trong đó có đến cả chục giống cá tự nhiên là đặc sản nức tiếng, như: cá nâu, thòi lòi, mao ếch, đối… Vì vậy, ngoài nuôi trồng thủy sản thì đây được coi là nguồn thu nhập ổn định, bằng việc đánh bắt hàng ngày.

Những ngày may mắn gặp con nước thuận lợi, những mẻ lưới của ông Dõng có thể thu về 15-20kg đủ loại cá. Mấy năm trở lại đây, thủy sản nước lợ luôn bán được giá cao, nhiều người hỏi mua ngay tại chỗ mà không cần phải đưa đi xa; như bạch tuộc, tôm… hiện có giá lên đến 200-300 ngàn đồng/kg, các loại cá thường cũng 80-100 ngàn/kg.

“Thủy sản nước lợ giờ không nhiều như trước, nhưng vẫn sẵn có để đánh bắt đem bán lai rai quanh năm. Không chỉ bỏ mối cho thương lái, tôi còn bán cho du khách đi tham quan Rừng Sác hoặc các quán nhậu gần đây” - ông Dõng tâm sự.

Theo baodongnai

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.