Sốc với những bộ sách giáo khoa bị 'thổi giá' gấp 3- 5 lần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Cò sách" chào bán giá một bộ SGK lớp 6 là 900.000 đồng/bộ (giá gốc là 179.800 đồng). Cuốn sách được phụ huynh tìm mua nhiều nhất là Tiếng Anh, giá bìa chỉ có 115.000 đồng/4 cuốn, nhưng đã bị thổi giá lên 300.000 đồng.



SGK giá... "trên trời"

Khác với những năm học trước, năm nay có 7 nhà xuất bản được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép xuất bản sách giáo khoa (SGK). Đó là, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Sư phạm Hà Nội, Nhà xuất bản ĐH Sư phạm Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản ĐH Vinh, Nhà xuất bản ĐH Huế.      

Thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông, trong đó có nội dung “một chương trình, nhiều SGK”, năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức thẩm định và phê duyệt 5 bộ SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, áp dụng cho năm học 2020-2021.     
Tuy nhiên, theo Luật Giáo dục sửa đổi mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 thì việc lựa chọn SGK lại do UBND các tỉnh lựa chọn. Điều đáng quan tâm là một bộ SGK năm nay có mức giá cao hơn so với những năm trước.

 

Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Đông La (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) trong giờ học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: QT
Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Đông La (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) trong giờ học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: QT


Cụ thể, SGK lớp 1 năm học 2019-2020 bao gồm các môn học bắt buộc có giá 54.000 đồng/bộ. Nhưng giá SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới giá đã tăng đến 267%.      

Trong danh mục SGK mới nhất mà trường Tiểu học An Phong, quận 8, TP Hồ Chí Minh yêu cầu học sinh mua gồm 23 đầu sách, trong đó có bộ thực hành Toán, Tiếng Việt 1 có giá lên tới 173.400 đồng.

Ở 5 bộ SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, bên cạnh môn học bắt buộc các Nhà xuất bản đều niêm yết giá SGK rất cao, trong đó có sách tiếng Anh (môn học tự chọn) mức giá dao động từ 45.000-99.000 đồng/cuốn. Điều này khiến nhiều phụ huynh không đồng tình và cũng không biết căn cứ vào đâu để mua cho đủ số lượng.      

Trong khi SGK lớp 1 theo chương trình mới tăng như vậy, thì SGK lớp 6 cũng rất khan hiếm và tăng tự phát khiến phụ huynh rất bức xúc. Ngay ở Thủ đô, việc tăng giá SGK diễn ra khá phức tạp do "cò sách" làm giá.

Trong vai một phụ huynh đến cửa hàng Công ty sách và thiết bị trường học Hà Nội (số 45B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) hỏi mua SGK lớp 6, tôi được trả lời rằng bộ SGK lớp 6 đã hết cách đây hơn 1 tuần. Nhưng sau khi bước ra khỏi cửa nhà sách, "cò sách" chào bán giá một bộ SGK lớp 6 là 900.000 đồng/bộ (giá gốc là 179.800 đồng). Cuốn sách được phụ huynh tìm mua nhiều nhất là Tiếng Anh, giá bìa chỉ có 115.000 đồng/4 cuốn, nhưng “cò sách” đã thổi giá lên 300.000 đồng.

Được biết, đây là năm cuối cùng học sinh lớp 6 dùng SGK theo chương trình hiện hành, nên các nhà in giảm số lượng so với năm học trước. Việc khan hiếm SGK diễn ra ở nhiều nhà sách lớn trên địa bàn gây bức xúc cho phụ huynh.

Điều đáng ngạc nhiên là đến nay, Bộ GD&ĐT chưa ban hành 1 bộ SGK chuẩn. Việc biên soạn, in ấn, phát hành và quyết định giá SGK thuộc về các Nhà xuất bản. Các chi phí hình thành giá SGK do các Nhà xuất bản tự đặt ra nên đã dẫn đến tình trạng giá SGK đang "nhảy múa".  

Trên thực tế việc triển khai SGK mới có giá cao hơn SGK cũ khoảng 2 lần đã ảnh hưởng tới học sinh, đặc biệt những học sinh vùng khó. Với thực tế này, ngành giáo dục cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để lập lại trật tự về giá SGK.

Bộ GD&ĐT cần nhanh chóng vào cuộc

Trước tình trạng nhập nhèm giá SGK và sách tham khảo lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi các địa phương thanh tra, kiểm tra việc sử dụng SGK theo danh mục và không ép phụ huynh mua sách tham khảo.  

Theo TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT, bộ SGK lớp 1 chỉ có 8 cuốn bắt buộc và 1 cuốn tự chọn. Về tài liệu tham khảo, nhà trường nghiên cứu lựa chọn để trang bị trong thư viện, giúp cho giáo viên nghiên cứu, tham khảo trong giảng dạy và học sinh tìm đọc tại thư viện theo quy định của chương trình.

Việc sử dụng SGK và tài liệu tham khảo đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định tại văn bản "Điều lệ trường tiểu học" nêu rõ SGK là gì, tài liệu tham khảo là gì, trách nhiệm của nhà trường như thế nào, không được ép học sinh mua tài liệu tham khảo. Còn tại Thông tư 21 năm 2014 "Quy định quản lý xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục" cũng nêu rõ trách nhiệm của giáo viên, tổ chuyên môn, hiệu trưởng trong quản lý, sử dụng tài liệu tham khảo trong nhà trường.  

Đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết: Năm học này, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhu cầu mua sắm ở các địa phương có biến động so với những năm trước, SGK giảm ở các vùng có dịch, nhưng lại tăng ở một số thành phố lớn. Việc mua sắm sách vở, đồ dùng học tập diễn ra chậm hơn mọi năm và dồn dập vào dịp sau khai giảng (so với mọi năm là trước khai giảng). Sức mua những ngày gần đây tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ nên đã xảy ra hiện tượng thiếu cục bộ.

Hiện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đang gấp rút điều chuyển SGK giữa các địa phương và khu vực, in bổ sung gấp để đáp ứng nhu cầu phát sinh, có đủ sách trong 1-2 ngày tới. Phụ huynh có thể gọi điện tới đường dây nóng (0377 333 545) để được giải đáp mọi thắc mắc về nhu cầu SGK. Các cuộc gọi giải đáp được duy trì từ 8 đến 22 giờ hàng ngày trong khoảng thời gian từ ngày 15/6 đến ngày 30/9/2020, kể cả thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.  

https://baotintuc.vn/giao-duc/soc-voi-nhung-bo-sach-giao-khoa-bi-thoi-gia-gap-35-lan-20200911165945178.htm
 

Theo Lê Vân/ Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.