Sinh viên báo chí cần được hướng nghiệp từ sớm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Câu chuyện định hướng nghề nghiệp luôn là chủ đề “nóng” được nhiều sinh viên năm cuối theo học chuyên ngành báo chí tại Hà Nội đặc biệt quan tâm. Kết thúc 4 năm trên giảng đường đại học, có không ít sinh viên đã lựa chọn tiếp tục theo đuổi ngành học nhưng cũng có nhiều sinh viên đã mạnh dạn rẽ ngang sang con đường khác.

Vừa học, vừa làm

Là sinh viên năm cuối, Nguyễn Thị Thu Huyền (SN 2001, theo học chuyên ngành báo mạng điện tử, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã hoàn thành các chứng chỉ đầu ra để xét tốt nghiệp.

“Lớp có hơn 40 người nhưng chỉ có 8 - 9 bạn mong muốn tìm kiếm công việc liên quan đến chuyên ngành báo chí. Số còn lại, nhiều bạn đã lựa chọn rẽ ngang sang những ngành nghề phù hợp với bản thân như thiết kế đồ hoạ, truyền thông, viết content, quảng cáo...” - Thu Huyền nói.

Chọn cách vừa học, vừa làm thêm trong suốt 4 năm học Đại học, Thanh Nhàn (sinh viên năm cuối chuyên ngành báo chí tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) đã tận dụng khoảng thời gian 4 năm này để tiếp cận sâu hơn với ngành nghề mình đang theo học.

Theo Thanh Nhàn, bên cạnh việc học tập tại trường, em cũng mong muốn được cọ sát, thực hành nhiều để hiểu hơn về ngành học thông qua con đường làm cộng tác viên với các toà soạn tại Hà Nội.

Câu chuyện định hướng nghề nghiệp luôn là chủ đề “nóng” được nhiều sinh viên năm cuối theo học chuyên ngành báo chí tại Hà Nội quan tâm. Ảnh: Thu Giang

Câu chuyện định hướng nghề nghiệp luôn là chủ đề “nóng” được nhiều sinh viên năm cuối theo học chuyên ngành báo chí tại Hà Nội quan tâm. Ảnh: Thu Giang

“Việc học hỏi từ thực tế giúp cho nhiều sinh viên như em có thêm trải nghiệm, kinh nghiệm, sự hiểu biết, từ đó chúng em mới biết mình cần và phù hợp với ngành nghề nào” - Nhàn thông tin.

Sinh viên cần sớm định hướng nghề nghiệp

Trao đổi với Lao Động, cô Nguyễn Hà Linh - Giảng viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội - thông tin, việc có định hướng nghề nghiệp rõ ràng từ sớm giúp sinh viên có thêm nhiều lợi thế như tiết kiệm thời gian, chuẩn bị trước những kiến thức hay kinh nghiệm liên quan đến ngành nghề mình đã lựa chọn, từ đó đáp ứng yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp...

Cô Nguyễn Hà Linh cho rằng, các sinh viên hoàn toàn có thể lựa chọn con đường, định hướng nghề nghiệp ngay từ năm đầu khi đã đủ sẵn sàng mà không cần phải chờ đợi đến khi gần ra trường, tốt nghiệp đại học. Sinh viên nên chăm chỉ học tập, chủ động tích luỹ kiến thức, dành thời gian thực hành càng nhiều càng tốt để có thêm trải nghiệm thì lúc đó các em mới có thể tự định hướng, biết rõ mình phù hợp với điều gì.

Đề cập đến nội dung này, ThS Đinh Ngọc Sơn - Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) nhận định, ngày nay, hàng loạt trường Đại học đã và đang đào tạo lĩnh vực truyền thông và báo chí, cung cấp nguồn nhân lực lớn cho xã hội. Thêm vào đó, mạng xã hội bùng nổ cũng tạo nên một thế giới thông tin đa dạng ở mọi ngóc ngách xã hội.

Nhiều cơ quan báo chí, truyền thông đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng, có khả năng sử dụng công nghệ hiện đại, bắt nhịp với yêu cầu thực tiễn.

Theo ThS Đinh Ngọc Sơn, cũng giống như ngành nghề khác, áp lực với nghề báo ngày càng lớn đòi hỏi người học phải liên tục cập nhật kiến thức, thông tin, phải sử dụng thành thạo công nghệ để phân tích thông tin sâu rộng hơn.

Giảng viên cần dạy cho sinh viên tính chủ động, tự học, tự tìm tòi, sinh viên không nên chỉ trông chờ vào các tiết học trên lớp, nhà trường, các em có thể cân đối vừa học vừa đi làm thêm để bổ sung kiến thức thực tiễn, tăng trải nghiệm.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang bên vùng nguyên liệu trồng hoa cúc chi hữu cơ. Ảnh: T.D

Cô gái 9X thành công với dòng trà “tiến vua”

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2023, chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ và nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm trà "tiến vua" từ hoa cúc chi.